Zen Garden

Share & Comment


Giới thiệu

Cho đến ngày nay, vẫn chưa ai có thể lý giải chính xác về sức quyến rũ và tác dụng chữa lành của vườn thiền. Đó là do một cách vô thức mỗi người sẽ nhìn thấy những hình ẩn khác nhau qua cách bài trí vườn thiền, do các triết lý nhân sinh thể hiện trong việc sắp xếp những viên đá hay là do phản ứng sơ khai gắn liền với hệ thần kinh trung ương chúng ta từ ngàn xưa, không ai có thể giải thích một cách trọn vẹn được.

Triết lý của vườn thiền là một sự cố gắng nắm bắt tinh thần hay cốt tủy của thiên nhiên hơn là một sự bắt chước hình thái thiên nhiên. Với triết lý đó, vườn thiền cùng một lúc có thể giúp chúng ta kết nối với chính bản thân và môi trường xung quanh. Với cõi lòng bình thản, khi ta vừa ngắm nhìn đá trắng như băng giá vừa cầm cây cào hay bút vẽ từng đường lên cát, ta có thể thấy tâm hồn mình bay bổng trong biển cát bao la, hòa quyện với thiên nhiên sâu rộng của thiền. Khi ấy từng hạt cát, viên sỏi hay tảng đá cũng làm dấy lên trong lòng ta một sự suy tư về mối lương duyên trong cuộc sống hay sự ảo hóa của kiếp người.

“Zen sao chép lại cái hồn của thiên nhiên, không phải đơn thuần là hình dạng bên ngoài của nó. Viên đá là viên đá, cái cây là cái cây. Chúng ta có thể dễ dàng nói, nhưng không bao giờ có thể thấu hiểu điều mình nói cho đến khi khiêng viên đá trên tay và cảm nhận hơi lạnh của nó thấm vào lồng ngực, hay vuốt tay dọc theo thân cây và cảm thấy sự vỡ vụn của những vỏ cây còn sót lại trên tay…”



Triết lý trong vườn thiền Nhật Bản

Vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng, là nơi "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, trầm tư. Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ. Chính vì vậy, thiền sư thường dùng vườn để làm nơi ngồi trầm tư, thiền định.

Những khu vườn thiền như là một phương cách đầy ngẫu hứng, tái tạo sự bình thường nhưng sâu sắc về bản chất nguyên sơ của điều tối thượng. Nét đẹp của một khu vườn Nhật được kết hợp từ nhiều yếu tố đặc trưng của: đá, nước và cây cảnh. Người ta thường lấy hồ nước làm trung tâm, tạo các địa hình tự nhiên như gò và núi, rồi dùng thực vật cùng đá để làm những cảnh sắc tô điểm thêm hoặc phục vụ cho ý đồ sắp đặt theo một ý tưởng nào đó.

Có nhiều loại khác nhau của khu vườn thiền, như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki:


Vườn đi dạo Kaiyushiki: là kiểu vườn thiết kế trên một khoảng không rộng lớn bắt buộc người xem phải dạo bước tản bộ qua khắp khu vườn mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi khu được sắp xếp mang những vẻ đẹp độc đáo với những điểm nhấn đặc biệt.


Không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui mà mang vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, vườn trà Chaniwa được thiết kế cho phù hợp với những nơi có tổ chức nghi lễ thưởng trà Chanoyu. Bố cục của một khu vườn Chaniwa bao gồm trung tâm là trà thất chính với con đường mòn nhỏ bằng đá dẫn đến đó gọi là nobedan, điểm xuyết với những bụi hoa và cây cảnh xanh mướt. Ngoài nobedan, Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như đèn đá, bể nước bằng đá hay hàng rào truyền thống làm bằng tre, nứa...Vì chanoyu là một nghi thức trang trọng và chỉ những người khách được mời mới được buớc vào trà thất nên Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái vào thăm quan.

Vườn kiểu Chaniwa: là khu vườn nhỏ mà khách có thể nghỉ ngơi khi đi tham quan. Nổi bật nhất trong vườn này là con đường Roji, là con đường nhỏ chạy xuyên qua khu vườn dẫn khách từ cổng vào trà thất nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Roji bắt nguồn từ kinh Phật, ngụ ý chỉ chốn sạch sẽ, ngăn nắp. Vì vậy các trà sư, thiền sư phải tìm tòi, thiết kế sao cho con đường thoát tục, mang không khí thiền. Nó trở thành vật ngăn cách trà thất với thế giới xô bồ, ồn ào bên ngoài.


Các chi tiết bên trong vườn được bố trí hài hoà trong một màu xanh được tạo ra bởi rêu ở bên dưới đất và cây xanh ở bên trên. Vào mùa thu, khi lá của một cây rụng sớm trở nên đỏ, héo, chúng thường được quét vun vào một gốc cây tạo nên một sự tương phản không gay gắt mà còn làm nổi bật lên cảm giác về một cuộc sống tạm thời.


Từng chi tiết, từng chi tiết cứ mỗi khi đi qua sự vật nào đó của vườn trà như cổng giữa Nakakuguchi, con đường Roji, Tsukubai, Tobiishi..., thì cảm giác khiêm nhường thoát tục của khách dường như cứ được nhân lên.


Vì vậy, màu vàng của tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp giản dị hài hoà với thiên nhiên. Cây cỏ hoa lá cùng với các sự vật trong vườn cảnh nếu tách riêng thì rất tầm thường nhưng dưới bàn tay sắp xếp của các nhà làm vườn Nhật Bản thì chúng lại là những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, làm tôn lên vẻ đẹp của nhau và cùng nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên, dung dị, không phô trương.


Nhưng nổi bật nhất là vườn khô, được gọi là karesansui: nghĩa đen có nghĩa là núi khô trên cát. Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác. Vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước. Đơn giản đó là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát, thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi hỏi người thưởng ngoạn, phải ngồi thiền hoặc trầm tư, mặc định mới từ từ thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những những hình dáng đơn giản kia.


Qua bàn tay con người, một tảng đá trong vườn Nhật có thể được làm như một quả núi, đất đắp thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống cây cổ thụ... xung quanh một hồ nước nhân tạo có những đảo giả. Một hòn đá, một gốc cây không đáp ứng nhu cầu lý tính như kiểu vườn Pháp nhưng gây cảm xúc sâu lắng, bao gồm đủ cả đất, đá, cát, nước, cỏ cây và loài vật... để con người cảm thông với vũ trụ.


Người thiết kế vườn chủ yếu sử dụng vật liệu đá với đủ hình dáng sù sì, góc cạnh, kích cỡ... và các loại cây bụi để diễn tả một dòng suối khô. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ rất phức tạp, thô kệch, tầm thường nhưng đó chính là giá trị thẩm mỹ thiền cao nhất của khu vườn. Cả hai loại vườn này đều đòi hỏi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định tập trung tư tưởng, thông qua trực giác để hiểu ý nghĩa sâu sắc bên trong những hình dáng đơn giản hay thô kệch bên ngoài.


Những khu vườn Nhật nhấn mạnh vẻ đẹp qua sự đơn giản nhưng thực chất không hẳn. Một lớp sỏi hoặc cát trắng được trải rộng ra toàn bộ khu vườn để diễn tả biển. Những đường lăn tăn, gợn sóng gợi hình ảnh những con sóng ngoài khơi. Những đường cong nhỏ, mảnh, gần nhau diễn tả mặt biển êm, ít sóng. Những đường cong lớn, rộng gợi lên mặt biển dữ dội, sóng to gió lớn. Trên một mặt phẳng nhỏ, người làm vườn sẽ tạo nhiều kiểu sóng khác nhau để gây cảm giác về biển cả rộng lớn. Kiểu bài trí này cũng tương tự hình ảnh quốc đảo Nhật Bản, được bao bọc tứ phía là biển nên hình ảnh biển đối với việc thiết kế vườn rất có ý nghĩa.


Do chịu ảnh hưởng bởi vị thế của nước mình là một hòn đảo nổi giữa biển nên việc bài trí các hòn đá để gợi hình ảnh hòn đảo đá trở thành phổ biến. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm theo số lẻ. Loại vườn này không có cây, hoa, cỏ, nước hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cát và đá nhưng nó vẫn gợi lên được hình ảnh những ốc đảo nhỏ trên mặt biển mênh mông


Khu vườn khô trong ngôi đền Ryoanji ở Kyoto được tạo ra từ năm 1499, là một trong những khu vườn lâu đời nhất theo kiểu vườn thiền đá. Khung của khu vườn có hình chữ nhật với những viên đá wabi sabi thể hiện sự đơn giản khiêm tốn. Trong khoảng không  hình chữ nhật đó, các tảng đá nhỏ được bố trí theo nhóm dường như là ngẫu nhiên. Bức tường thấp xung quanh đủ để ngăn cách sự bận rộn của đô thị với những hàng cây xanh được đưa vào bên trong khu vườn. Trong khu vườn, sự tối giản được làm đến tối đa. Nhưng ngôn ngữ hình tượng của nó gợi nhiều cảm xúc và mở ra một thế giới bao la như có âm nhạc của cõi lặng yên cùng biểu thị với vô lượng vô biên các cõi của vũ trụ đa chiều. Bởi vậy chiêm ngưỡng những kiệt tác này khiến trong lòng ta gợi lên nhiều cung bậc cảm thụ khác nhau:

Vườn là một khoảnh sân hình chữ nhật, kích thước 30 x 10 mét, bao ba mặt là những bức tường đất, mặt thứ tư là hè gỗ. Bên trong được rải một lớp sỏi trắng và 15 tảng đá lớn. 15 tảng đá này có kích cỡ khác nhau, được xếp thành 5 khối riêng biệt. Mỗi ngày, thảm sỏi lại được đảo đều, theo hình vòng tròn quanh mỗi khối đá và theo hàng ở những chỗ còn lại. Những khối đá được sắp xếp khéo đến nỗi, dù bạn quan sát từ góc độ nào cũng chỉ thấy được 14 tảng. Từ lâu, người ta vẫn tin rằng khi đến thăm vườn Thiền, tinh thần của bạn sẽ được khai sáng.


Mới nhìn vào, chẳng có gì nổi bật cả nhưng trải qua sự thiết kế linh xảo của thiền giả thì lại rất có sức hấp dẫn kỳ diệu tạo cho người tham quan một cảm giác thư thái, dễ chịu . Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng họ đã tìm ra điều bí mật đằng sau cảm giác thư thái đó: khu vườn hơn 5 thế kỷ đã gửi một thông điệp ẩn - một bức tranh “hình cây" - tới tiềm thức của chúng ta.


Trong nhiều thế kỷ, nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích về khu vườn được UNESCO xếp vào hàng di sản thế giới này. Có giả thuyết cho rằng thảm sỏi trắng tượng trưng cho đại dương, và những hòn đá là các quần đảo của Nhật Bản. Giả thuyết khác lại nhìn thấy ở đó một gia đình nhà hổ, gồm một con mẹ và những con non, đang bơi qua một biển cát trắng… Tuy nhiên, vẫn chưa ai giải thích được sức hấp dẫn kỳ diệu của vườn thiền này. Đến nay, sử dụng những tính toán đối xứng, nhóm nghiên cứu của Gert Van Tonder, Đại học Kyoto, đã nhận ra hình một thân cây nằm trong những khoảng trống giữa những khối đá đó. Thân cây này cũng nằm thẳng hàng với một vị trí tốt nhất trong một ngôi đền cổ ở cạnh đó, để từ đây có thể nhìn ra vườn. Van Tonder nói: “Một cách vô thức, chúng ta đã tri giác thấy hình thân cây ẩn, và chính nó đã đem lại vẻ quyến rũ bí ẩn cho vườn Thiền”. Van Tonder cũng đã thử tính toán trong trường hợp những khối đá được xếp ở các vị trí ngẫu nhiên khác. Kết quả là ông không hề tạo được một hình cây tương tự. Điều đó chứng tỏ người xưa đã bố trí khu vườn này không phải theo một cách tình cờ. Và khu vườn, giống như nụ cười bí ẩn của Mona Lisa, hàng thế kỷ qua vẫn có sức quyến rũ với hàng triệu du khách.  
Các nghệ nhân bậc thầy của Zen đã làm ra khu vườn khô này. Nó vốn có 15 hòn đá. Nhưng hiện tại chỉ có 14 hòn. Còn một hòn nữa, người xưa lưu truyền lại, bảo rằng, dành cho thiền nhân đến đây hành công tự mình khám phá và xác định. Đây là trò chơi giải trí của khách tham quan. Nhưng là công án của thiền. 


Khi người nghệ sĩ tâm linh sáng tác, thì không phải họ làm mà là thượng đế hóa thân qua họ để làm. Hay nói cách khác chỉ có việc làm mà không có người làm. Đó là tánh khởi dụng hay bản thể biểu thị thành hiện tượng một cách vô ngã. Nhưng ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời) nghĩa là không thể diễn đạt được cái tối thượng bằng ngôn từ cũng như bằng các tướng khác. Chỗ thiếu hụt, cái giới hạn của tướng trước cái toàn diện chính là hòn đá thứ 15. Vậy trước cái tối thượng hay thượng đế phi nhân cách, mọi người kể cả người đã chứng ngộ đều thiếu hòn đá thứ 15 của mình mỗi khi biểu thị. Hòn đá ấy mỗi khi mỗi khác, mỗi thời mỗi thay đổi, biến hóa liên miên nên làm sao ta có thể tìm được chứ.


Con người của tâm trí khi nghe nói về hòn đá thứ 15. Liền ngồi thiền dụng trí, tìm kiếm trên sự so sánh với những hòn đá đang có. Hoặc cố gắng đi vào yên lặng để hòn đá tự hiện ra, hoặc cố giao tiếp với Phật lực gia trì để các ngài chỉ hộ hòn đá ấy, v.v. . . Làm như vậy thì tự mình trói buộc vào nhị nguyên, không thể kiến tánh. Do vậy họ chỉ tìm ra hòn đá của tâm trí chứ không thể chứng ngộ. Và lẽ dĩ nhiên người ấy không thể thấy cái bất khả tư nghị (không thể nghĩ bàn) khi muốn diễn đạt điều tối thượng.


Bởi thế, chẳng cần cái vườn khô Karesansui của Ryoanji ở Kyoto, mới thiếu hòn đá thứ 15. Mà mọi hiện tượng đang biểu thị chung quanh ta đều do tánh hiển tướng, nên đều thiếu hòn đá thứ 15 của nó. Sự bất toàn của hiện tượng hay hòn đá thứ 15 của Zen, chính là nguyên nhân nhờ vậy mà dòng biến dịch của trời đất là miên viễn liên tục không bao giờ đứt đoạn. Do vậy giả dụ nếu hòn đá thứ 15 này hiển thị, trời đất được cân bằng và lập tức thế giới hiện tượng sẽ bị hủy diệt và đó là ngày tận thế. Hòn đá thứ 15 chính là cái bất toàn cần thiết ấy. Nó là khách quan, vượt qua mọi giới hạn, mọi phạm trù và mọi phương cách kể cả thiền.



Các ngôi vườn Phật giáo thì đã có từ thế kỷ thứ 6, nhưng những nét đặc trưng về khung cảnh khô (dry landscape) của vườn thiền mãi đến thế kỷ 14 mới bắt đầu. Một số vườn Thiền chỉ bao gồm sự kết hợp của các khối đá. Tuy nhiên những điểm nổi bật của một mảnh vườn thiền Nhật bản thường là khung cảnh khô tạo nên một sắc thái giống các tranh vẽ 3 chiều. Mảnh vườn không quá lớn, kích thước gần với một sân chơi nhỏ hơn là một khu vườn. Dùng các hiệu ứng tâm lý tạo cảm giác về không gian và khoảng cách như là việc thiết trí các cây bonsai nhỏ làm nền. Các non bộ (hay tảng đá) được đặt cẩn thận gợi cảm của núi non hùng vĩ. Cát được trải thành các dòng chảy nhỏ, tạo ra hình ảnh của nước. Cách bài trí không đối xứng và dùng cây cỏ sắp xếp giản dị và là loại cây dễ tìm. Phản ánh khung cảnh thiên nhiên. 

Nói chung, vườn thiền được thiết kế trên một diện tích nhỏ vài mét vuông với thảm sỏi trắng tinh, phiến đá lót đen tuyền, hai, ba tảng đá được lựa chọn kỹ ... Gam màu đặc biệt trầm. Ðá có ý nghĩa quan trọng trong vườn thiền (người Nhật tự tu dưỡng tinh thần bằng cách ngồi xem đá mọc). Vườn thiền được trang trí bằng những đường nét đơn giản hài hoà, tránh sơn màu loè loẹt, tôn trọng sự giản dị, thanh khiết.

Phong cách thiết kế vườn thiền còn ảnh hưởng sâu sắc đến kiểu thiết kế vườn hoa Trung Quốc. Ðặc biệt ngày nay, người ta chú trọng vào việc làm đẹp vườn nhà, làm đẹp tâm hồn, vậy nên vườn thiền có thể cung cấp cho các nhà thiết kế trang trí một sự tham khảo quí báu.


Triết lý minimalism - chủ nghĩa tối giản

Minimalism – Tối giản, là một trường phái xuất hiện nhiều trong các loại hình nghệ thuật khác nhau vào thập niên 1950, đặc biệt là nghệ thuật thị giác và âm nhạc - đây là một trào lưu nghệ thuật chống lại sự thái quá trong chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của nghệ thuật hiện đại.

Như tất cả tất cả các khuynh hướng khác, khuynh hướng tối giản mang đến cho các ngành nghệ thuật cũng như kiến trúc bước phát triển đột phá mang tính cách tân, với ngôn ngữ tạo hình đơn giản mà tinh tế, mộc mạc nhưng không khô khan, bố cục chặt chẽ không thừa không thiếu. Ở đây, khuynh hướng tối giản theo đuổi chính là bản chất của mọi sự vật mà không phải vẻ bề ngoài, nó tìm kiếm sự thánh khiết, sự bình yên và biểu hiện của sự yên tĩnh của chiều sâu các không gian.

Trong khi các sản phẩm và mỹ học tối giản cũng như cách sống tối giản hấp dẫn nhiều người, họ đã thấy rằng thích cách sống đó dễ hơn là sống theo cách đó. Phong cách tối giản là cái mà người ta có thể cố gắng phấn đấu nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu.

Tuy nhiên, ý tưởng này cần được giải thích thêm đôi điều. Chẳng hạn, Strunk đã viết:

“Một câu không nên có những từ không cần thiết, một đoạn văn không nên có những câu thừa, giống như một bức họa không nên có những đường nét thừa và một cái máy không cần linh kiện thừa. Điều này không phải là tác giả phải viết những câu ngắn, hay tránh các chi tiết và giải quyết các chủ đề của mình dưới dạng đề cương, mà là mỗi từ đều có giá trị biểu đạt cao.”

“Hãy bỏ những thứ không cần thiết” là quan trọng chứ không phải là bạn hãy có càng ít cái thuộc về con người, mà là làm sao để mọi cái bạn làm đều quan trọng.

Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cần phải hiểu khái niệm "tối giản" là như thế nào? Theo từ điển Tiếng Việt, tối giản chính là đi đến tận cùng của sự đơn giản, đơn giản hết mức có thể. Như vậy, trong các ngành nghệ thuật đặc trưng của sự tối giản, chính là sử dụng những nguyên liệu đơn giản với số lượng ít nhất mà trở nên hiệu quả nhất. Ở đó, người nghệ sĩ làm nổi bật chủ thể tác phẩm, bằng cách loại bỏ hầu hết những khách thể xung quanh và hướng người xem tập trung hơn, cảm nhận mãnh liệt hơn mà không có bất cứ một sự sắp đặt, bố cục rắc rối nào.

Như đã nêu trên, khuynh hướng tối giản theo đuổi chính là bản chất của sự vật mà không phải vẻ bề ngoài. Và tư tưởng này chúng ta có thể tìm thấy trong  quan niệm của Zeno một người theo trường phái Elea "để làm triết học, người ta không những phải quan sát thế giới, mà còn phải suy nghĩ về thế giới để hiểu được nó". Ông đưa ra bốn nghịch lý để bảo vệ, củng cố học thuyết "vạn vật quy nhất" của Parmenides. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”. Còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực, ông phủ định tính hiển nhiên của các giác quan. Và để chứng minh nhận định. đánh giá của mình về giác quan chỉ là biểu hiện của thực tại, không cho chúng ta hiểu biết về thực tại, ông đã dung hạt kê để làm ví dụ "Zeno nói, nếu ta lấy một hạt kê và thả nó xuống đất, nó sẽ không tạo thành tiếng động. Nhưng nếu ta lấy một nửa đấu hạt kê và đổ nó rơi xuống đất, thì sẽ có tiếng động. Từ sự khác biệt này, Zeno kết luận rằng giác quan của chúng ta đánh lừa chúng ta, vì từ đó suy ra hoặc là có tiếng động khi một hạt kê rơi xuống đất, hoặc không có tiếng động khi nhiều hạt kê rơi xuống. Vì vậy đạt tới chân lý về thực tại bằng tư duy thì đáng tin cậy hơn bằng cảm giác". Do đó, dường như các tư tưởng của Zeno là một trong những gợi ý quan trọng cho sự hình thành và phát triển của khuynh hướng tối giản.

Không những thế, đạo Phật một trong những nền tôn giáo lớn của văn minh nhân loại, cũng chứa đựng tư tưởng tối giản. Một minh chứng khá rõ ràng nhất, tư tưởng này tồn tại ngay trong triết lý của Phật giáo – triết lý vô ngôn. Ở đây, triết lý vô ngôn được hiểu là triết lý không lời, triết lý về sự im lặng. Điều này có vẻ mâu thuẫn, bởi theo nhận thức của đại đa số chúng ta, đã là triết lý thì phải có lập luận, có chứng cứ rõ ràng, logic chặt chẽ, nhưng ở đây lại là sự im lặng. Tuy nhiên, để truyền đạt những khái niệm, những nhận định, đánh giá hay những ý kiến của mình thì chúng ta đều thông qua ngôn ngữ. Và ngôn ngữ không phải lúc nào cũng có thể truyền đạt chính xác bản chất của sự vật, phản ánh đúng hiện thực, nó vẫn có những  hạn chế riêng của mình. "Nó chỉ diễn tả được hiện tượng, còn khi nói về bản thể, cái tuyệt đối thì nó tỏ ra bất lực. Càng bám bíu vào ngôn ngữ, càng rời xa bản thể. Dùng cái có hạn để mô tả cái vô hạn là không thể được. Cho nên thái độ đúng đắn nhất là để trực nhận bản thể, là im lặng (vô ngôn), lìa xa ngôn ngữ, văn tự. Đó là thái độ mà Đức Phật đã áp dụng sau khi chứng Đạo dưới gốc bồ đề và khi các đệ tử hỏi Ngài về những vấn đề siêu hình: Im lặng cũng là cách trả lời dựa trên quan điểm hoàn toàn xác định". Có lẽ vì vậy, tối giản lời nói - tối giản đến mức tối đa chính là im lặng (vô ngôn) - nhưng vẫn truyền đạt được suy nghĩ của mình cho người khác nghe và hiểu mới là việc khó. Và trong các tông phái Phật giáo, phương pháp truyền đạt này được gọi "Dĩ tâm truyền tâm". Đây có thể xem là lý giải xác đáng, chứng thực tư tưởng tối giản có ngay trong bản thân của Phật giáo. Và nước ghi lại dấu ấn khá rõ nét của xu hướng tối giản đó chính là Nhật Bản -  nơi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Thiền học của Đạo Phật.

Về cơ bản, Zen là sự hòa trộn giữa tín ngưỡng Thần đạo (Shito) bản địa và Phật giáo được du nhập theo con đường Bắc tông – Trung Quốc từ Ấn Độ sang. Với tư tưởng "tìm kiếm bản chất của vấn đề, và giải thoát khỏi sự hỗn loạn, bừa bãi... tìm kiếm sự giản dị và có một sự đánh giá sâu sắc hơn mọi điều xung quanh chúng ta", Zen và Zeno đều đi đến điểm chung chính là tìm kiếm bản chất của sự vật và nhìn nhận "cái đẹp" từ tâm hơn là chỉ thông qua trực giác. Chính vì vậy, xu hướng tối giản dễ hòa nhập với văn hóa truyền thống Nhật, tạo nên những không gian mang tính Thiền và những giá trị văn hóa mới.

Bản chất của nghệ thuật chính là những lời giải dành cho cuộc sống và chính đời sống luôn luôn đặt câu hỏi cho nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống. Và dĩ nhiên trong nghệ thuật, tính cách, tâm tư và tình cảm của con người sẽ được diễn tả. Quả thật, trong suốt 800 lịch sử từ khi Zen đến Nhật vào thế kỷ XII, nó đã ảnh hưởng đến Nhật trên nhiều phương diện, không chỉ trong đời sống tâm linh của võ sĩ đạo mà còn trong những hình thức nghệ thuật. Thông qua Zen, tính thẩm mỹ của người Nhật đã được nâng lên tầng cao mới, tinh tế mà cũng không kém phần thanh khiết. Để rồi cuối cùng ngưng kết thành hai khái niệm đơn giản Wabi và Sabi. "Wabi thì diễn đạt sự tôn thờ cái đơn giản, kiệm ước, được chắt lọc đến mức tinh tế nhất, còn Sabi tạo nên những xúc cảm mỹ học được kết lắng từ việc chiêm nghiệm, thưởng thức cái đơn giản, kiệm ước, tinh tế ấy với cảm xúc thanh tao, tẩy trần." [3,tr.83]. Qua đó khẳng định một lần nữa, "vẻ đẹp thật sự ẩn chứa trong nội giới của mỗi cá thể mà không cần viện đến một ngoại giới cầu kì"[3,tr.83]. Điều này phần nào giải thích tại sao người Nhật chủ yếu dựa trên các đặc trưng về tính trống trải, tính chưa hoàn thiện, tính ẩn lánh, xu hướng ước lệ và ẩn dụ… để tạo nên những vườn cảnh, căn trà thất và những công trình nổi tiếng còn lưu lại dấu ấn qua bao nhiêu thế kỷ. Và dĩ nhiên, nghệ thuật kiến trúc truyền thống hay kiến trúc đương đại Nhật Bản sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng của Zen, đó chính là hướng đến sự đơn giản, sự tinh khiết, đến thiên nhiên, và Zen hóa giải tất cả những gì quá phô trương hay quá bày biện. Chính vì vậy, những yếu tố trên là tiền đề cho các kiến trúc sư Nhật Bản đi theo một loại hình kiến trúc thể hiện chủ nghĩa tinh thần mang sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản đã thành công, ghi đậm dấu ấn với phong cách tối giản trong kiến trúc mà tiêu biểu là kiến trúc sư Tadao Ando, Arata Isozaki, Jun Tamaki…

Do đó, có thể nói quan niệm của Zeno, tư tưởng triết lý của Phật giáo hay triết lý của Zen chính là tiền đề quan trọng nhất để khai sinh ra khuynh hướng tối giản.

Đặc điểm cơ bản của xu hướng tối giản:

1. Ít tức là nhiều (less is more):

Đó là khởi nguồn, tư tưởng, triết lý, là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện mình bằng những gì ít nhất có thể - đó chính là nhiều. Ít nhất, cũng là hướng tới sự hoàn mỹ và thành công, Từ xuất phát đó, thì "hạn chế" là một trong những nguyên tắc – biểu hiện cụ thể của kiến trúc tối giản. Tất cả những gì không cần thiết được coi là thừa thải và được loại bỏ, từ đường nét,hình khối kiến trúc cho đến trang trí nội thất. Bản thân những vật dụng nội thất có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối thiểu, là một thành phần cấu thành yếu tố trang trí, và được coi như những tác phẩm điêu khắc -  tất nhiên với hình thức, chi tiết cũng tối giản nhưng tinh tế. Màu sắc nội thất cũng được hạn chế, thường không quá ba màu với một màu nền, một màu chủ đạo, một màu nhấn.

2. Hướng tới giá trị của không gian:

Bản chất của kiến trúc là không gian. Kiến trúc tối giản hướng tới giá trị đó và tạo lập không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, chi tiết kiến trúc, sự tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa không gian thành nội dung chủ đạo của công trình. Không gian của kiến trúc tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian kiến trúc. Chính không gian tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi những chi tiết trang trí, đồ đạc hay điều gì khác.

3. Hướng tới bản chất và bản ngã:

Về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí lạnh lùng và thiếu thân thiện. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài. Và để cảm nhận được điều đó, ngoài đôi mắt để nhìn, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một kiến trúc sẽ… tối giản khi chủ nhân hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ kiến trúc. Và cũng chỉ khi hiểu rõ chính mình thì chủ nhân mới thực sự làm chủ và gắn bó được với ngôi nhà.

4. Nghệ thuật ánh sáng:

Ánh sáng là một yếu tố cấu thành nghệ thuật kiến trúc. Với kiến trúc tối giản, ánh sáng rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn, nhất là ánh sáng tự nhiên. Màu sắc ở phong cách tối giản hạn chế nên ánh sáng là một thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác. Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian đó. Ánh sáng được chủ định trong thiết kế để nhấn mạnh những thành phần, những khu vực chính; làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất; dùng để dẫn tuyến hoặc tạo nên những khối sáng, bóng đổ theo ý đồ… Ánh sáng cùng hiệu ứng bóng đổ được khai thác thông qua những ô cửa, những vách kính, mái, những khoảng trống, những cấu kiện của hệ kết cấu, qua hệ thống rèm hay cả những tán cây. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ, tính toán cẩn thận trong ý đồ diễn tả cấu trúc không gian và những thành phần nội thất.


Triết lý Wabi Sabi

"Wabi sabi là vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang" (Leonard Koren). Như bản thân nền văn hóa Nhật Bản vốn luôn khác biêt và huyền bí, wabi sabi, một triết lý quan trọng bậc nhất của đất nước mặt trời mọc hệt như phong thủy đối với người Trung Hoa, đã luôn là một trong những thách thức cuốn hút bậc nhất của nghệ thuật.

BBC Four – kênh thông tin giải trí tổng hợp của đài BBC Anh Quốc đã từng thực hiện một chương trình mang tên “Truy tìm Wabi Sabi” trong đó có một khảo sát thực tế dành cho người dân Tokyo với đúng một yêu cầu: mô tả về wabi sabi. Và câu trả lời duy nhất mà người Anh nhận được từ người Nhật chỉ là một cái nhún vai cùng lời giải thích rằng wabi sabi đơn giản là vượt qua mọi lý giải thông thường của ngôn ngữ. Vậy khi câu hỏi đó được dành cho một nhà nghiên cứu phương Tây thì câu trả lời sẽ là gì. Trong tác phẩm “Wabi sabi dành cho nghệ sĩ, nhà thiết kế, thi sĩ và triết gia”, Leonard Koren đã đưa ra một lý giải cho đến nay vẫn được trích dẫn nhiều nhất như sau: “Wabi Sabi là vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang”.

Wabi và Sabi là hai thuật ngữ có thể được sử dụng riêng biệt trong tiếng Nhật. Về mặt ngữ nghĩa rất khó để dịch đầy đủ và trọn vẹn, nhưng hiểu một cách đơn giản thì wabi chỉ sự đơn sơ bình dị, hài hòa với thiên nhiên. Bắt nguồn từ khái niệm về sự thiếu thốn, tách biệt khỏi những xa hoa vật chất như một cách sống đi tìm sự giàu có cho tâm hồn, wabi là cảm giác yên bình tĩnh lặng với những gì giản dị nhất. Sabi nếu dịch nôm na là sự bừng nở của thời gian. Xuất phát từ nghĩa gốc là rỉ sét, trải qua hàng thế kỷ kết tinh từ những nghiền ngẫm của người Nhật về chu trình phai tàn của vạn vật trong tự nhiên, ngày nay Sabi trở thành ám chỉ cho vẻ đẹp khuất lấp từ sức nặng của thời gian: đơn côi trong lớp bụi mờ nhưng ẩn sau đó là phẩm giá và khí chất thanh nhã.

Kết hợp lại với nhau, Wabi Sabi là đại diện cho mọi vẻ đẹp thuần khiết đúc rút từ ba sự thật hiển nhiên của tự nhiên: không gì vĩnh hằng, bất biến; không gì trọn vẹn và không có gì hoàn hảo (theo Richard Powell).

Vườn thiền của ngôi đền Ryoan-ji, Kyoto, Nhật Bản có thể coi là biểu hiện cụ thể nhất cho mỹ quan wabi – sabi, với bức tường bằng đất sét ngả màu nâu vàng đại diện cho wabi, cùng với đó là những phiến đá phủ đầy rêu tượng trưng cho sabi

Bắt đầu nhen nhóm từ khoảng thế kỷ XII – XIV, Wabi sabi ban đầu là kết quả của sự xâm nhập Đạo giáo và đặc biệt là Thiền Phật vào cách sống và cảm nhận về cái đẹp của người Nhật. Mãi đến thế kỷ XVI sự phát triển rực rỡ của trà đạo Nhật Bản với một huyền thoại mang tên Sen no Rikyu (1522 – 1591) (người đầu tiên sử dụng chiếc ấm bình dân cùng với những cái chén đã sứt thay vì những thiết kế tinh xảo đắt tiền từ Trung Quốc để tiến hành nghi thức trà đạo), triết lý wabi sabi mới thực sự hoàn thiện để bước lên vị trí độc tôn trong quan niệm thẩm mỹ của xứ Phù Tang.

Trong văn hóa Nhật Bản, Wabi Sabi cũng quan trọng không kém gì phong thủy của người Trung Hoa. Không chỉ là linh hồn của nghệ thuật trà đạo Nhật, wabi – sabi còn là hệ quy chiếu thẩm mỹ cho mọi lĩnh vực khác từ kiến trúc, thơ (đại diện tiêu biểu là dòng thơ Haiku), hội họa, cho đến kịch. Nói theo cách của Leonard Koren thì “wabi sabi là đặc tính riêng biệt nổi bật nhất của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản, nó chiếm một vị trí thiêng liêng trong đền thờ của những giá trị thẩm mỹ hệt như vai trò của triết lý hoàn mỹ Hy Lạp đối với văn hóa phương Tây”.

Wabi sabi ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới của đất nước Mặt trời mọc trở thành một triết lý thiết kế độc đáo đầy thách thức bất kể đó là kiến trúc, hội họa hay thời trang. Biểu hiện của một thiết kế mang dấu ấn wabi sabi có thể được phân tích ở một số khía cạnh tương đối như sau:

1. Chất liệu

Thay vì sử dụng các vật liệu nhân tạo, chất liệu chính cho thiết kế mang phong cách wabi sabi là chất liệu hữu cơ đến từ tự nhiên, gần như loại bỏ các công đoạn gia công làm sạch, đánh bóng. Các chất liệu phổ biến bao gồm: gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá, đất sét – những chất liệu chuyển tải trọn vẹn và ấn tượng nhất dấu ấn thoái hóa bởi thời gian.

2. Kiểu dáng

Thay vì cố ý thay đổi hoàn toàn hình dáng của chất liệu theo khuôn mẫu có sẵn để thuận tiện cho sinh hoạt, wabi  sabi khuyến khích nhà thiết kế giữ nguyên, hoặc có chỉnh sửa thì cũng thay đổi hết sức tiết chế, tôn trọng dáng vẻ tự nhiên, thậm chí có thể là bất thường của những thiết kế từ tạo hóa. Kiểu dáng nguyên thủy tự nhiên của sản phẩm có thể chính là đặc tính nổi bật nhất, ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Trong quan điểm của wabi sabi, tác phẩm nghệ thuật trên hết chỉ có thể là chính nó chứ không phải để cố tình trở thành biểu tượng cho bất cứ cái gì khác.

3. Kết cấu

Đồng điệu với chất liệu thô sơ, kết cấu của các thiết kế phong cách wabi sabi thường được giữ nguyên bề mặt xù xì thô ráp; không can thiệp vào màu sắc, giữ đúng sắc độ không đồng đều và ngẫu hứng của tự nhiên cũng là một tiêu chuẩn rất riêng của wabi sabi.

4. Màu sắc

Giữ trọn những gì nhẹ nhàng và tự nhiên nhất, màu sắc không phải là yếu tố lên tiếng trong các thiết kế wabi sabi. Ánh sáng không được phản chiếu rực rỡ mà trái lại được khuếch tán hoặc chìm hẳn. Màu sắc chân thực từ thế giới tự nhiên có thể thiếu hẳn tính thống nhất và sự tương phản cần có để bổ trợ nhau tạo nên sự nổi bật, nhưng chính vì mất hẳn đi tính cầu kỳ mà màu sắc với độ sáng tự nhiên đem lại một cảm giác yên bình, thanh thản cho tâm trí.

5. Sự đơn giản

Sự đơn giản đến từ chất liệu hữu cơ tuyệt đối. Sự đơn giản từ cách thức sáng tạo không cầu kỳ, không kiểu cách. Đó là sự đơn giản độc đáo của wabi sabi không nhàm tẻ, đơn điệu mà hết sức tinh tế, bởi tận cùng đằng sau sự đơn giản ấy là vẻ đẹp của sự chân thật

 6. Không gian

Nói đến không gian trong wabi sabi là nói đến tỷ lệ và góc nhìn. Không hề có một khoảng không vô nghĩa bất kể đó là khoảng trống bao quanh sự vật. Tỷ lệ trong không gian của vật thể là thước đo của không gian, nhưng chính khoảng trống lại truyển tải bản chất của vũ trụ. Đó là lý do những khoảng trống rộng và thoáng đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc của wabi sabi.

 7. Sự cân bằng

Thiết kế wabi sabi phải tái hiện được sự cân bằng hữu cơ của thế giới tự nhiên. Không một công thức nào có thể ước đoán cho hệ thống của tự nhiên bởi vạn vật đều chỉ tìm thấy mình trong một môi trường nhất định: một cái cây sẽ sinh trưởng cao hay thấp, thân to hay nhỏ, nhiều hay ít lá đều phụ thuộc vào điều kiện của những cây xung quanh, đá, nước, đất,... Sự cân bằng, hài hòa với môi trường ấy là một nguyên lý thiết kế cho mọi nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Cũng giống như cái cây, các thiết kế là một thực thể riêng biệt. Dù vậy, mọi quy luật, công thức, hay chỉ dẫn được tạo ra bởi nhà thiết kế chỉ được xếp thứ hai sau đòi hỏi của sự phản ánh chính xác sự cân bằng tự nhiên của một vật với môi trường của nó.

8. Sự tiết chế

Sự tiết chế là một nguyên tắc đơn giản và cần thiết. Đôi khi nguyên tắc này được trình bày thông qua những gì bị bỏ mất khỏi tác phẩm hơn là những gì được đặt vào và thể hiện trong nó. Sự tiết chế đem lại một cảm giác chân thật về trải nghiệm của quy luật vô thường. Không gì là trường cửu, vĩnh viễn, bất biến.



Cách sử dụng:

Mô hình vườn thiền giúp thư giãn, giảm căng thẳng, làm chủ cảm xúc, nâng cao khả năng tập trung và sáng tạo. Là món quà tặng ý nghĩa và độc đáo dành cho người bạn yêu quý. 

Có thể dùng để chơi, thư giãn; trang trí bàn làm việc; tặng bạn bè thay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; tặng người thân đang nằm viện nhằm hỗ trợ mau chóng hồi phục. Thích hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em.

1. Bài trí:

Mỗi bộ vườn thiền đều được tạo nên với một nội dung cụ thể và mang một sắc thái, câu chuyện riêng của mình. Nhưng để có thể thật sự liên kết với tâm thức người sử dụng thì phải do chính người đó tự mình bài trí và sắp xếp theo cảm nhận của riêng mình.












2.Cào cát:

Với cây cào, bạn có thể tự do sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc có tác dụng khơi gợi những tiềm thức ẩn sâu trong bản thân. Bên cạnh đó, trong căn phòng yên tĩnh, âm thanh từ những dòng cát chảy còn  giúp bạn thư giãn, chìm đắm trong thế giới thiền định của riêng mình.



3. Vẽ hình, viết chữ trên cát:

Khác với cào cát có thể tạo hình bằng nhiều đường song song, cây bút lại có thể giúp bạn tạo hình những mẫu chi tiết hơn và còn có thể dùng để viết chữ.










4. Nến thơm, tinh dầu:

Nến thơm khi đốt lên ngoài những mùi thơm dịu nhẹ từ thiên nhiên còn có khả năng giảm bớt năng lượng âm, tạo nên những hiệu ứng ánh sáng kỳ ảo, cân bằng sáng và tối trong căn phòng kín có thể giúp chúng ta thư giãn.




5. Xếp đá: 

Việc xếp chồng những viên đá cũng là một hình thức thiền. Điều này không chỉ cần một bàn tay khéo léo mà còn cần cả một cái tâm ổn định. Michael Grab cho biết: "Sự cân bằng sẽ gia tăng đáng kể áp lực lên tâm trí của bạn và bạn phải tìm cách làm việc sao cho thật kiên nhẫn. Thách thức chính là chinh phục bất kỳ sự nghi ngờ nào của bản thân bỗng nhiên nảy ra".




6. Viết chữ lên đá:

Những viên đá thiền của bộ vườn thiền thường được để nguyên không phủ lớp sơn bóng chính là để người sử dụng có thể tùy ý viết lên đó tên những người quan trọng với mình, những điều bản thân đang tìm kiếm hay thường tâm niệm.



7. Trưng bày, kết hợp với những vật trang trí:

Bạn có thể bài trí thêm cây cảnh, tranh ảnh hay tượng để tăng thêm tính hấp dẫn sao cho phù hợp với sở thích riêng của mình. 


Sửa chữa, bảo trì:

1. Sửa cào:

Cây cào trong bộ vườn thiền được gắn bằng keo sữa. Khi chơi lâu ngày hoặc vì lý do nào đó mà bị méo hay sút, gãy thì có thể sửa lại dễ dàng bằng cách mua keo sữa dán lại. Keo sữa không dính tay như keo dán sắt cũng không nhầy nhớt như hồ dán. Khi mới dán thì rất mềm và hơi khô lâu nên cần để riêng ra một chỗ, sau khi dính rồi thì rất chắc chắn. Ưu điểm của keo sữa là giá thành thấp, độ bám dính tốt, khả năng tương hợp cao lại rất đa năng. Vì không cần dán nhiều nên chỉ mua hủ 5-10K là được. Có thể mua tại các cửa tiệm bán đồ điện, đồ gỗ, đồ handmade hay các cửa hàng bán đồ thủ công gần các trường ĐH Mỹ Thuật, Kiến Trúc như Tý Phước.



2. Sửa bút:

Bút vẽ bị mòn hay gãy có thể dùng chuốt bút chì để chuốt lại.



3.Tô lại sơn phủ:

Đối với những tiểu cảnh sử dụng lâu ngày sẽ bị mất đi độ bóng hoặc những tiểu cảnh đặc biệt và đá thiền thường không được phủ lớp sơn bóng, bạn có thể dùng sơn phủ (thường dùng phủ và làm bóng móng tay) để sơn lại. Sơn này có bán tại các cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm và đồ handmade với giá từ 10K trở lên. Nếu muốn sơn nhanh và cần sơn nhiều bạn có thể mua chai sơn xịt bóng tại các cửa hàng ngành điện với giá từ 30K.







Hướng dẫn đặt hàng:

Liên hệ qua email hoặc fanpage: 

trangiathuan@gmail.com

facebook.com/URBANZEN12/

Hướng dẫn thanh toán: 

Sau khi đặt hàng, bạn vui lòng thanh toán trước qua tài khoản sau:

Tài khoản số: 9704061021368693
Chủ tài khoản: Trần Gia Thuận
Ngân hàng: Đông Á
Chi nhánh: Phú Nhuận, TP.HCM

Đối với khách hàng ở khu vực ngoại thành TP.HCM hoặc các tỉnh, thành phố khác vui lòng gửi thêm phí vận chuyển từ 50.000 VNĐ. Nếu dư sẽ được hoàn lại bên trong kiện hàng.

Chúng tôi sẽ liên lạc cho bạn qua điện thoại và hẹn thời gian giao hàng ngay sau khi nhận được đơn hàng.

Chính sách vận chuyển:

Đối với khách hàng trong khu vực nội thành TP. Hồ Chí Minh: Miễn phí vận chuyển.

Đối với khách hàng ở khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh, thành phố khác: Phí vận chuyển từ 10.000 - 50.000 VNĐ.

Sản phẩm sẽ được chuyển đến nhà chậm nhất sau 1 tuần kể từ lúc thanh toán. Một tuần là khoảng thời gian cần thiết để sản phẩm đạt được độ rắn chắc tuyệt đối và đảm bảo các chi tiết được trau chuốt cẩn thận. Xin vui lòng đăng ký sớm để sản phẩm được gửi đến đúng thời gian mong đợi.

Khi nhận sản phẩm, bạn vui lòng kiểm tra sản phẩm. Nếu có vấn đề gì, bạn nên thông báo lại để được hỗ trợ.

Quy định bảo hành:

Sản phẩm được bảo hành miễn phí, tu bổ và thay mẫu mới một lần trong vòng 6 tháng kể từ ngày khách hàng nhận sản phẩm.

Nếu sản phẩm bị hư vỡ do quá trình vận chuyển khách hàng sẽ được đổi phụ kiện tương ứng.

Không bảo hành đối với sản phẩm bị hư hỏng, nứt vỡ do làm rơi và bảo quản không đúng cách.

Đổi trả hoàn tiền:

Bạn nên kiểm tra tình trạng của sản phẩm trước khi thanh toán để đảm bảo hàng hóa được giao đúng sản phẩm, số lượng, màu sắc theo đơn đặt hàng và sản phẩm không bị lỗi hay hư hại. Nếu có vấn đề, bạn vui lòng báo lại ngay.

Đối với những sản phẩm bị thiếu hay không đúng đơn hàng khách hàng có quyền yêu cầu bổ sung hoặc đổi lại sản phẩm khác hoặc hoàn tiền.

Chúng tôi không giải quyết các trường hợp khách đặt hàng rồi thay đổi ý định không mua nữa hay những lý do chủ quan khác.









Tags:

Written by

But nevemind.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
@2015 | Designed by SuperDoctor