Macrobiotic Lifestyle

Share & Comment



Giới thiệu


Tất cả mọi người đều được hạnh phúc, họ không được hạnh phúc chỉ là vì lỗi tại họ.


Kaibara, Ninomiya, Ohsawa và Fukuoka, Mizuno đều dạy rằng phương cách hiệu quả nhất để biến tự do và hạnh phúc ấy thành hiện thực là thực hành một phương cách đích thực để tăng trưởng, lựa chọn và chế biến bữa ăn hàng ngày của chúng ta.


Số phận con người bị ảnh hưởng bởi thức ăn hàng ngày. Mọi trật tự diệu kì của đời sống con người và cỏ cây không phải bất di bất dịch mà trái lại, thay đổi vô thường. Chúng phụ thuộc phần lớn vào số lượng và chất lượng của thức ăn hàng ngày.


Cuộc đời không phải được xếp đặt hay quyết định trước. Tương lai của chúng ta không phải được khắc ghi trên những vì sao hay ý muốn của ta. Tính cách và số phận không phải được quy định trước và không thể thay đổi được. 


Đương nhiên những hình mẫu của quá khứ vẫn còn đó, những xu thế đã hình thành, những khả năng xác suất luôn có mặt. Những đường nét trên khuôn mặt và bàn tay chúng ta, dòng máu tuôn chảy trong huyết quản và cơ quan nội tạng chúng ta, chân khí hay năng lượng điện từ thiên nhiên rung động xuyên qua huyệt Bách hội và các luân xa của chúng ta, tất cả đều có thể thay đổi. 


Sự sống là tự do, sự sống là dòng chảy, sự sống liên tục đổi mới và tự đổi mới. Trường thọ hay yểu mạng, thống khổ hay hạnh phúc, tất cả những khía cạnh của đời người đều phụ thuộc vào thói quen ăn uống của con người có điều độ hay không.



Nội dung khóa học


Phương pháp thực dưỡng dựa trên nền tảng chế độ ăn uống chú trọng ngũ cốc và rau củ tươi. Thực dưỡng khuyên tránh dùng thịt, thực phẩm từ sữa, đường và các loại thực phẩm chế biến. Mục đích là để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả mà không cần bắt nó phải tải thêm chất độc. Và nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống, và thói quen sinh hoạt sẽ kéo theo những thay đổi trong chính cơ thể một cách từ từ có kiểm soát và hiệu quả lâu dài


Không nên ăn uống dư thừa và ăn uống bừa bãi, ăn không thành bữa thường xuyên và ăn không đúng cách. Ngoài việc nhấn mạnh lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của bữa ăn tuy ít mà đúng cách, còn cần tập trung vào hiệu quả tinh thần, cảm hứng và tâm linh trong cách thức ăn uống hàng ngày của chúng ta, điều mà chúng ta hay bỏ qua.

Thật khó mà nhìn đồng tiền theo cách cũ sau khi nghiên cứu những quan sát về mối quan hệ giữa thức ăn và thu nhập. Hay phải coi trọng việc tiết kiệm lương thực. Phần đông trong chúng ta vẫn quen coi lương thực theo khía cạnh hết sức thuần túy vật chất, đại loại như “tiết kiệm một hạt là làm ra được một hạt”. Mizuno dạy chúng ta phương châm thực dưỡng sau: “ăn một hạt, trả vạn hạt” áp dụng cho thế giới vô hình. 


Mỗi một hạt chúng ta tiết kiệm được thực sự dẫn đến tiết kiệm hàng vạn hạt. Thông qua việc giảm khẩu phần ăn hàng ngày chỉ cần mỗi bữa một miếng thôi, chúng ta đã tiết kiệm hàng ngàn hàng ngàn hạt ngũ cốc và gặt hái vô vàn phúc lành.


Cội nguồn của đời sống nhân loại là thức ăn. Mặc dù chúng ta có thể uống nhiều loại thuốc thần diệu, nhưng chúng ta không thể sống mà không có ăn. Chân lý bất diệt của nhân loại: thức ăn là phương thuốc kỳ diệu.




Phần 1: Những lợi lạc to lớn


1. Thức ăn quyết định số phận >>


Thân thể người ta là một tập hợp từ 7 đến 8 ngàn tỷ tế bào. Các tế bào ấy là những túi nhỏ có màng da rất mỏng chứa một chất nước mà trong đó chất K nội bào (trong tế bào) cố định hoặc gần như cố định cho từng cá nhân. Vai trò chủ yếu của chất K ở đây là làm căn bản cho thể chất của chúng ta và cả về nhân cách cùng tinh thần của chúng ta nữa. 


Khoảng giữa các tế bào, có các dòng máu đỏ và trắng luân lưu, trong đó chất Na (sodium) lại giữ phần chủ chốt. Thành phần hoá học của dòng máu ngoại bào (ngoài tế bào) hay gian bào (giữa các tế bào) này kém sự cố định, vì do sự thay đổi của chất nước và các chất khác mà nó mang đến hoặc thải đi. Sự thay đổi trong thành phần hoá học của các dòng máu nói đây, vốn tuỳ thuộc vào sự ăn uống và sự bài tiết theo đường tiểu tiện.


Nếu cách cấu tạo thể chất về phương diện sinh vật sinh lý, và do đó, về nhân cách và tinh thần của chúng ta, tuỳ thuộc vào sự tổ chức nội bào, nhất là vào hàm lượng của chất K trong đó, thì sự hoạt động về phần thể xác của chúng ta lại tuỳ thuộc vào thành phần cấu tạo của huyết dịch ngoại bào (hay gian bào), nhất là vào hàm lượng của chất Na.


Bất kỳ lúc nào, chúng ta hoạt động cách này hay cách khác thì điều lạ lùng nhất là các màng tế bào liền thay đổi tức thì tính chất thẩm thấu của nó ngay, để cho chất Na thâm nhập vào trong và cho chất K thoát ra ngoài.


Sự thay đổi về tỉ lượng tương quan K/Na ở trong và ở ngoài tế bào vốn là như thế. Mọi tác động lực hay phản động lực gì của chúng ta có được nhanh lẹ hay chậm chạp, hay có được sự dịu dàng uyển chuyển hay không, đều do nơi hàm lượng của chất K nội bào và hàm lượng chất Na ngoại bào ấy. 


Chúng ta còn thấy cái lẽ vì sao những người này được thoát chết trong khi những kẻ khác lại không tránh được sự rủi ro trong cùng một tai nạn bất ngờ. Nhưng một khi người ta hết hoạt động thì chất K lại vào trong tế bào và chất Na lại trở ra bên ngoài. Không chỉ sự nhanh nhẹn, sự uyển chuyển dịu dàng trong hành động và phản ứng của mà cả đến sức chịu đựng cùng khả năng thích ứng về mặt sinh lý của cơ thể cũng còn tuỳ thuộc vào tỉ lượng tương quan K/Na ở trong và ngoài tế bào ấy. 


Tỷ lượng tương quan này được thiết lập vào những năm đầu của đời sống chúng ta nhất là ở thời kỳ chúng ta còn ở trong bào thai mẹ. Rất khó thay đổi và gần như không thể thay đổi được tỷ trọng ấy vào trong những thời kỳ sau, chỉ trừ khi nào chúng ta biết dùng rất lâu ngày những đồ ăn hoặc những vật dược nào theo một định chế rất gắt gao. 


Đó là lý do tại sao sau 7 năm ăn uống theo chế độ thực dưỡng thì bạn mới trở nên con người mới hoàn toàn. Các bạn có thể chứng nghiệm được điều này: Người mẹ nào hay dùng thuốc men, nhất là các chất ma tuý vào thời kỳ thai nghén sẽ đem lại cho đứa bé sắp ra đời những tai hại lớn lao như thế nào. 


Bây giờ hẳn các bạn tưởng tượng được vì lẽ gì mà trong các gia đình bác sĩ và các nhà giầu có thường có các trẻ em bất thường hoặc khốn khổ về mặt sinh lý, tâm lý, về trí tuệ, tinh thần hơn là ở những gia đình nghèo.


Và vì lẽ gì lại có nhiều trường hợp suy đồi về sinh lý, về trí tuệ, về đạo đức trong các dân tộc văn minh hơn là các dân tộc sơ khai như giống dân Bantus hay Hounta.


Nếu không có sự thay đổi về hàm lượng chất K bào nội, thì không có được một sự chữa trị tận gốc những căn bệnh thuộc về thể chất hoặc về cơ năng.



Do đó chúng ta hiểu được cái lẽ vì sao mà các bậc giáo tổ các tôn giáo đã bắt buộc các môn đồ mình phải tuân thủ một đời sống dường như khổ hạnh, và vì sao có sự suy đồi thoái hoá về sinh lý, về đạo đức, về tinh thần trong một đôi nhóm tín đồ vì không biết chú trọng đến các qui luật tự nhiên về sinh vật học và sinh lý học do vị giáo tổ mình đã khai xướng ra.


2. Mục đích tối hậu phương pháp thực dưỡng >>

Chúng ta tri ân bệnh tật chứ không sợ chúng nữa, đừng coi bệnh tật là kẻ thù phải tiêu diệt vì sống đúng theo trật tự vũ trụ thì bệnh hoạn hay vi trùng không có nữa và chính những cái đó sẽ là bạn bè thân thiết của ta, chúng sẽ lại yểm trợ cho chúng ta nữa.


Nếu coi bệnh tật, tai hoạ hay vi trùng là kẻ thù cần phải tiêu diệt, như thế trí phán đoán của ta ở vào giai đoạn thứ nhất.


Không cần chữa bệnh, chỉ cần sửa chữa những sai lầm hàng ngày như hành động, tư tưởng, ăn uống sai quy luật vũ trụ, tự nhiên bệnh tật sẽ giảm dần và hết hẳn.


Mục đích cao cả của thực dưỡng là tự do vô biên, công bằng tuyệt đối, hạnh phúc vĩnh viễn.


Trên đời này chẳng có sự hiện hữu nào tốt hay xấu, mà chỉ có âm và dương. Bề mặt càng lớn bao nhiêu thì bề trái càng to bấy nhiêu. Đó là định luật bất di bất dịch. Bệnh tật là ngưỡng cửa đưa tới sức khoẻ. Bi kịch sẽ dẫn tới hài kịch, tai ương trở thành diễm phúc.


Chữa cho thể xác chúng ta được lành mạnh, chiến thắng được bệnh tật chỉ là mục đích vô giá trị, không đáng kể, điều đáng chú trọng là chúng ta làm thế nào cho suốt ngày từ sáng đến tối rồi từ tối đến sáng lúc nào cũng luôn luôn có được niềm vui tươi, được hạnh phúc, ung dung tự tại trong cảnh đời ta sống, những cảnh ấy nếu đem 1 triệu Mỹ kim, 1 thể xác to lớn vạm vỡ, 1 địa vị cao sang so sánh chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ có cảnh đời thênh thang bát ngát về tinh thần mới là vĩnh viễn.


Sống lâu và mạnh khoẻ mà làm gì nếu chỉ lo về các vấn đề vật chất. Như vậy đời sống chúng ta thật là vô nghĩa, phức tạp và thật là đáng buồn.


Nếu đời sống tinh thần của ta đạt được mức độ có thể cảm thông được với vũ trụ vô hạn cộng thêm một thể xác vui tươi, khoẻ mạnh thì cuộc sống quả là kỳ thú và đôi khi chỉ cần sống trong 1 vài giây ta cũng có cảm tưởng như được sống cả một đời người.


Đời sống vật chất chỉ là hư ảo, 100 năm nào có nghĩa gì đâu. Đời sống tinh thần mới là bất diệt. Mỗi giây mỗi phút cũng đã quý vô ngần.


Hãy tạo cho ta trước tiên một cơ thể lành mạnh nhờ những thức ăn đúng đắn, sau đó là thế giới huyền diệu của vũ trụ mà ta sẽ bước vào để sống thực sự một cuộc sống đầy ý nghĩa và vĩnh cửu.


Đã biết rằng tinh thần vốn thanh thoát, không bị lệ thuộc như cơ thể cho nên dù không may có một cơ thể suy yếu mà tinh thần được phát triển thì ta vẫn có thể sống vui tươi như thường. Điều đó ít ra cũng chứng tỏ rằng ta đã hiểu biết thế nào là trật tự vũ trụ của thiên nhiên, là luật của tạo hoá và vũ trụ bao la là vô tận.


Tất cả những người thực dưỡng chân chính đều ý thức sâu sắc rằng, những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng ở thời buổi hiện đại chính là một nguyên nhân sâu xa, chủ chốt của những bệnh tật kì lạ, cả ở thể chất lẫn tinh thần. 


Cả một nền minh triết về cách thức ăn ở trong đời ẩn tàng trong những thực phẩm truyền thống của mỗi dân tộc, nhưng từ lâu đã bị áp dụng máy móc mà không để ý tới chiều sâu tư tưởng bên trong, đó là lý do con người hiện đại có thể rời bỏ thức ăn truyền thống của dân tộc mình nhanh chóng và dễ dàng đến thế mà không hề băn khoăn nuối tiếc gì. 


Thế nhưng, chính do rời bỏ những thức ăn truyền thống để rồi đau khổ quằn quại vì những căn bệnh quái gở không thuốc nào trị được và mắc kẹt trong những trạng thái tinh thần cực đoan, bế tắc đến độ không thể hiểu nổi những lời dạy bảo về nhân nghĩa đạo đức của tổ tiên nữa, giá trị của những truyền thống tốt đẹp đó cần được tái khám phá lại thông qua con đường ăn uống đúng đắn thuận thiên, khi đó ta mới cảm được, mới hiểu được những lời dạy bảo của tổ tiên. 




Phần 2: Phương pháp ăn uống và thuật trường sinh


1. Bệnh tật và sức khỏe >>


Theo lý thuyết thực dưỡng, chỉ có một căn bệnh duy nhất, đó là sự kiêu ngạo, luôn cho mình là trung tâm; tất cả các văn bệnh khác chỉ là sự phản ứng trước lối sống này. Thuyết trung tâm kéo theo sự thiếu cái nhìn tổng thể: người ta thấy mình tách biệt với những thứ xung quanh. 


Cái nhìn nhị nguyên này cũng kéo theo mỗi quyết định trong cuộc sống, trên tất cả các lĩnh vực, đều bị chia rẽ bởi các tính chất được gán cho, do người ta không nhìn nhận ra bề mặt và bề trái của mỗi vấn đề. Điều này khiến cho mọi mặt trong cuộc sống bị đảo lộn, trước hết hậu quả là sự suy thoái về thể chất và trí phán đoán.


Vì vậy, những gì người ta gọi là bệnh tật, theo cái nhìn của thực dưỡng, chỉ là sự phản ứng tự nhiên của cơ thể để tự tái lập quân bình. Suốt quá trình này, chúng thải ra những chất độc thừa thải trong cơ thể; cái người ta gọi là triệu chứng lâm sàn. 


Thực dưỡng không phải là phương pháp đối chứng trị liệu chú trọng đến triệu chứng, mà trị tận gốc căn bệnh. Thêm vào đó, thực dưỡng cần lòng tin tối đa vào nó để quá trình thải độc được diễn ra hiệu quả. 


Phương pháp yêu cầu một chế độ ăn chặt chẽ, theo quân bình âm dương, mục đích là không để nuôi dưỡng bệnh tật mà để tẩy độc một cách tự nhiên cho cơ thể.


Liên quan đến sức khỏe, quan niệm của thực dưỡng cũng khác so với các nền y học khác. Theo đó, nếu bệnh tật là do sự kiêu ngạo, sức khỏe, trái lại, chính là sự khiêm tốn (không chỉ là biểu hiện bên ngoài, mà ở sâu bên trong). Ohsawa đã đưa ra bảy điều kiện sức khỏe để người thực hành phương pháp tự đánh giá, trong đó điều kiện số 7 quan trọng hơn 6 điều kiện trước đó hợp lại


1 - Không bao giờ mệt nhọc

2 - Ăn ngon
3 - Ngủ ngon
4 - Trí nhớ tốt
5 - Vẻ mặt vui tươi, hớn hở, không bao giờ nổi giận
6 - Phán đoán và hành động mau lẹ
7 - Công bằng, không nói dối, càng ngày càng sung sướng, phân phát niềm tin và hạnh phúc cho tất cả mọi người, tâm hồn rộng mở, yêu thương tất cả mọi loài. Chấp nhận cái tốt lẫn cái xấu với lòng biết ơn vô hạn.

2. 7 nguyên lý của trật tự vũ trụ >>


1. Có khởi đầu thì có kết thúc

2. Có bề mặt thì có bề trái
3. Không có hai sự vật hoàn toàn giống hệt nhau
4. Bề mặt càng rộng thì bề lưng càng lớn
5. Tất cả đều biến đổi không ngừng; ổn định chỉ là trạng thái quân bình giữa hai biến đổi ngược chiều và được tạo tác bởi hai động lực cơ bản, phổ quát, biện chứng và đối lập nhau: Âm và Dương, lực ly tâm và lực hướng tâm.
6. Âm và Dương tuy đối lập nhưng là hai cánh tay cùng hoạt động tương trợ và bổ túc nhau của Nhất Thể. Mọi đối lập đều bổ túc cho nhau.
7. Nhất thể hay Vũ Trụ thống nhất là bất biến, bất khả biến, hằng hữu, vô tận, vô biên và toàn năng. Nhất thể sinh sản, biến hoá, phát triển, tiêu diệt và tái tạo vạn vật cùng thế giới này.

3. 12 định lý của Vô Song nguyên lý >>


1 - Âm và dương là hai cực cùng nhau vận dụng sự bành trướng vô cực, phát sinh ở điểm phân 2.

2 - Âm và dương liên tục chuyển biến không ngừng do sức bành trướng của siêu nhiên.
3 - Âm thì ly tâm lực, dương thì hướng tâm lực, âm dương sinh ra năng lượng.
4 - Âm hấp dẫn dương và dương hấp dẫn âm.
5 - Âm dương hoà hợp theo một tỉ lệ vô định phát sinh ra mọi hiện tượng.
6 - Mọi hiện tượng đều có tính tạm bợ, đó là những cấu tạo phức tạp và luôn luôn chuyển biến các phân cực âm dương. Mọi sự vật đều chuyển biến không ngừng.
7 - Không có cái gì hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương. Dù trong hiện tượng xét ra bề ngoài giản dị, sơ sài, mọi vật đều chứa sự phân cực ở mọi thứ bậc của sự cấu tạo ra nó.
8 - Không có cái gì trung hoà âm hay dương mà phải có một bên lấn hơn.
9 - Sự thu hút tỉ lệ với sự khác biệt của 2 phân cực âm dương.
10 - Âm xô đẩy âm, dương xô đẩy dương, sức đẩy hay sức hút tỉ lệ với sự khác biệt giữa 2 năng lực âm dương.
11 - Với thời gian và không gian, âm sinh dương và dương sinh âm.
12 - Mọi vật đều dương ở trong và âm ở bên ngoài.

Giáo sư Ohsawa cũng gọi đây là nguyên lý nhất nguyên phân cực. Theo nguyên lý này, thế giới vật chất bắt nguồn từ hư vô hay vô cực. Vô cực, tại một thời điểm nào đó, tách ra làm hai do lực ly tâm (Âm) và lực cầu tâm (Dương). Sự phân tách này làm vô cực, hay hư vô hiện hình, nhưng trở nên thế giới tương đối và chia tách. 


Hai lực này luôn luôn có xu hướng hợp nhất lại để hoàn thiện sự thiếu sót (vì theo lý thuyết này, chúng đối nhau đên hút nhau, bên này sẽ chứa những yếu tố mà bên kia thiếu) và nhờ vào sự tương tác này, tất cả mọi hiện tượng của thế giới hiện hữu và tương đối được hình thành.


Bởi vì hiện tượng này diễn ra mãi mãi, thế giới tương đối và vô cực tuyệt đối không sai khác, chúng đều nằm ở giai đoạn khác nhau nhưng đang cùng phát triển. Điều này nói lên thể tính thống nhất của mọi thứ, sự liên tục và biến dịch không ngừng nghỉ.



Nguyên lý này được tìm thấy đa số trong các triết lý tôn giáo Viễn Đông

4. Cơ chế của tạo hóa - Âm và dương >>


Dương là lực hướng tâm, có tính chất co rút, tập hợp lại. Dương tạo ra âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ màu đỏ, chủ động, khô, nặng, rắn, hình dạng nhỏ, tròn và thu lại.


Âm là lực ly tâm, có tính chất bành trướng, phân tán, trương nở. Âm là nguồn gốc của sự im lặng, lạnh, bóng tối, tạo ra những bức xạ tím, thụ động, nhẹ, ướt, mềm, nhẹ, hình dạng dong dỏng, dọc.


Âm và dương là hai mặt của một sự vật, sự việc duy nhất. Trong mỗi hiện tượng đều có mặt hai yếu tố này, nhưng luôn có một yếu tố trội hơn. Người ta nói một thứ là âm hay dương khi người ta biết được yếu tố nào trội hơn trong đó.


Tất cả mọi sự vật, sự việc đều tự chúng trở nên cân bằng. Sự sắp xếp thuộc tính âm dương chỉ mang tính tương đối: A so với B là âm nhưng lại dương so với C. Ví dụ, người ta nói: Cà rốt dương hơn rau sống trộn, nhưng âm hơn ngũ cốc.


Trong thực phẩm, người ta phân định âm dương dựa vào thành phần trong máu của chúng ta (chủ yếu dựa theo tỉ sốKali/Natri). Để tránh nhầm lẫn, Ohsawa đã khuyên nên chú trọng đến nhiều tiêu chí cùng lúc, như hình dạng, màu sắc, thành phần hóa học, xu hướng...


Âm sinh dương và dương sinh âm: ở những vùng có khí hậu lạnh (âm), sinh ra các loại động vật và thực vật dương; ngược lại, những loài động vật và thực vật ở các xứ nóng (dương) lại âm.
Phân định một số tiêu chí âm và dương
ÂmDương
Xu hướng
Bành trướng
Co rút
Vị trí
Bên ngoài
Bên trong
Chiều
Không gian
Thời gian
Hướng
Lên trên
Xuống dưới
Màu sắc
Tím
Đỏ
Nhiệt độ
Lạnh
Nóng
Khối lượng
Nhẹ
Nặng
Yếu tố
Nước
Lửa
Điện tử
Electron
Proton
Nguyên tố hóa học
K, O, Ca, N, S, P, Si
Na, H, C, Mg, As, Li, Hg, Ur

Giới sinh học
ÂmDương
GiớiThực vậtĐộng vật
Thực vậtRau củNgũ cốc
Thần kinhTrực giao cảmPhó giao cảm
Giới tínhNữ (cái)Nam (đực)
VịCay, chua, ngọtmặn, đắng
VitaminC, B2, B12, Pp, B1, B6D, K, E, A

5. Bảy giai đoạn của bệnh >>


Con người đã xây lên một nền văn minh rực rỡ với bao nhiêu là nỗ lực rồi họ sẽ hủy hoại nó đi. Tại sao? Tại sao có sự ngu ngốc như thế này?


Chỉ là do cái trí phán đoán thấp của chúng ta mà ra thôi.


Trí phán đoán thấp hay trí phán đoán bị che khuất là một chứng bệnh, hay đúng hơn là gốc rễ của mọi bệnh tật và thói hư tật xấu: Đó là sự u mê tăm tối theo nền y học Viễn Đông, nền y học này chia nó ra làm bảy giai đoạn:



GIAI ĐOẠN
BỆNH TẬT
TRIỆU CHỨNG
7
Tinh thần: Kiêu ngạo
(sợ sệt, cam phận, lưỡng lự, bất an, tuyệt vọng, tự sát, oán hận, ích kỷ, keo kiệt, u mê, ám chướng, chiến tranh)
6
Tâm lý: Nóng tính
(giận dữ, đa sầu đa cảm, bi quan yếm thế, cực đoan, bất mãn)
5
Tạng phủ
(các bệnh về tim, gan, thận, dạ dày,…)
4
Thần kinh
(mê tẩu thần kinh cuồng, giao cảm thần kinh cuồng, phong thấp, ngạnh kết, đau khớp, bại liệt …)
3
Máu huyết
(quá thặng dương hay âm, ung thư, thiếu máu, dễ xuất huyết, tim đập nhanh hay chậm, máu đông trong huyết quản, áp huyết áp cao hay thấp, tiểu đường, phong cùi,…)
2
Đau nhức
(vọp bẻ, nhức đầu)
1
Mệt mỏi
(đời sống vô trật tự, thiếu ý chí…)

Nền y học viễn Đông cải thiện nhiều và thậm chí chữa lành hoàn toàn, theo nguyên tắc, những bệnh theo giai đoạn 1 và 2 trong hai hoặc ba ngày, thuộc giai đoạn 3 trong mười ngày, thuộc giai đoạn 4 hay 5 trong một hoặc hai tháng và thuộc giai đoạn 6 trong hai hay ba tháng.

Còn cái bệnh gọi là kiêu ngạo, phải tính đến chục năm hay hơn trong trường hợp cá nhân, và nhiều thế kỷ đối với một quốc gia.

Bệnh phát khởi từ giai đoạn đầu, không có ngoại lệ. Bệnh tiến triển hết giai đoạn này tới giai đoạn khác. Đôi kẻ vượt rất nhanh đến giai đoạn 7, do bởi nền giáo dục chuyên môn và hiện đại. Bệnh của giai đoạn 7 thường kết thúc một cách bi đát: tai nạn, tự sát, ám sát, dễ bị chết đột ngột gây ra bởi một bệnh thuộc về một trong sáu giai đoạn trên.

Tuy nhiên, bảy giai đoạn này tất cả đều là một phần nhỏ bé của con đường lớn nằm giữa sự Vô minh hay trí phán đoán bị che phủ và trí phán đoán cao siêu. Người ta không thể nào đạt được cõi tự do vô hạn, hạnh phúc vĩnh cửu và công bằng tuyệt đối cùng hòa bình mà không đi xuyên qua mau hay lâu bảy giai đoạn ấy.

Nền triết học và y khoa viễn Đông cho phép chúng ta vượt qua bảy giai đoạn này một cách nhanh chóng nhất mà không cần thuốc men, chẳng cần điều trị đớn đau hay tốn kém bạc tiền mà đôi khi rất nguy hiểm. 

Các nền triết y ấy chỉ dạy chúng ta niềm vui trong cuộc sống. Nhưng nền y học hiện nay là một cỗ máy dễ sợ nhất, nó phá hoại mọi triệu chứng bằng bạo lực, một cuộc giải phẫu chẳng hạn hoặc bằng một trò quỷ quái gọi là ma túy hay kháng sinh. Lối chữa theo triệu chứng như thế thật sự chỉ là một cuộc phá hoại phát triển càng ngày càng thêm mãi không thôi.

6. Gạo lứt và muối mè >>

Máy chà gạo lức thành gạo trắng được phát minh ra vào cuối thế kỷ 19. Loại máy này chà bỏ lớp lức ở phía ngoài hột gạo làm cho gạo được trắng đẹp hơn và cơm ăn được mềm hơn. Sau khi máy chà gạo phát minh được một thời gian thì có một loại bệnh mới phát sinh gọi là bệnh beriberi. Bệnh này có các triệu chứng như tê, phù, đau nhức, cơ bắp suy yếu, tim suy, hay bị hoảng sợ. Vào thời kỳ này, y học hiện đại cho rằng vi trùng là nguyên nhân của tất cả các loại bệnh. Các nhà khoa học, bác sỹ đã gắng công nghiên cứu để tìm ra loại vi trùng gây bệnh này nhưng vẫn bó tay. Cho đến nhiều năm sau khi các nhà sinh học Nhật Bản phân chất chất cám gạo mới tìm ra được có rất nhiều chất vitamin, enzymes trong cám gạo, đặc biệt là chất thiamin (vitamin B1). Lúc đó các nhà khoa học mới tìm ra rằng bệnh beriberi thực ra là một chứng bệnh suy vitamin. Sau đó các viện bào chế dược phẩm mới đua nhau sản xuất ra các loại vitamin để dùng bù cho những thiếu hụt về vitamin trong thực phẩm. 

Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nẩy mầm, giải phóng được nhiều các chất enzyme và vitamin từ cám gạo. Gạo lức trắng thì không nẩy mầm bằng cách này. Gạo lức ngâm khi nấu cơm sẽ mềm hơn là không ngâm và có vị ngọt hơn cơm thường do các enzyme đã giải phóng được chất đường và chất đạm trong hột gạo. 

Theo sách Trung dược thì mầm gạo (cốc nha) có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tỳ, vị, giúp tiêu hóa các chất bột và làm tăng khẩu vị. Tuy nhiên, mầm gạo có tính giảm sữa nên những bà mẹ đang cho con bú thì không nên dùng, trái lại những bà mẹ muốn ngưng cho con bú (dứt sữa) thì nên dùng để bầu sữa đỡ bị căng tức. 

Mè (vừng) là một trong những vị thuốc trong Đông y có tên là Chi ma. Mè rất giàu các chất đạm, chất béo, vitamin E và các loại vitamin khác.


Ngày nay phần lớn các bệnh tật gây ra là từ thức ăn thường ngày của chúng ta do sự lạm dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt khuẩn (flourine, chlorine trong nước máy), phân bón hóa học, thuốc trụ sinh (chích vào heo, bò, gà, cá, ...), thức ăn có màu phẩm, đường hóa học, v.v. Ở nhiều quốc gia đã phát triển, chúng ta thấy rất nhiều các loại thực phẩm organic bày bán ở các chợ cũng là do nhận biết được hậu quả của sự lạm dụng các hóa chất độc hại này trong thực phẩm. Các loại hóa chất này gọi chung là độc tố. 

Cơ thể chúng ta có những hệ thống thanh lọc độc tố (can, thận, tỳ) ra khỏi cơ thể rất hữu hiệu trong đó can (gan) là bộ phận chính. Khi độc tố vào cơ thể nhanh hơn mức gan có thể thanh lọc ra thì độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể và gây ra các loại bệnh gọi chung là bệnh suy thoái (degenerative disease). Bệnh suy thoái là các loại bệnh không do vi trùng gây ra như bệnh ung thư, cao máu, xơ cứng động mạch, mỡ máu, bệnh tim, bệnh tiểu đường, v.v. 

Vì vậy ăn thức ăn organic và những thức ăn giàu vitamin (rau, trái cây) sẽ giúp cơ thể loại bỏ được các độc tố và tránh được nhiều bệnh. Vào thời của Giáo Sư Ohsawa, thực phẩm organic chưa được thông dụng và gạo lức muối mè có lẽ là cách tốt nhất để tránh đưa thêm độc tố vào cơ thể và cũng là một nguồn thực phẩm rất giàu các mineral, vitamin và protein mà cần thiết cho cơ thể. 



Phần 3: Thực dưỡng và những khái niệm cơ bản


1. Lấy nguyên lý âm dương làm nền tảng >>

Sống theo trật tự tự nhiên có nghĩa là chỉ ăn những gì là cần thiết cho tình trạng của một người và học để thích ứng một cách hòa bình những biến đổi của cuộc sống. Học tập các ảnh hưởng của các loại thực phẩm khác nhau cho phép con người có ý thức chống lại những ảnh hưởng đối lập và duy trì một trạng thái cân bằng động. Lợi ích quan trọng nhất của thực dưỡng là tự do thoát khỏi sợ hãi và ý thức mới về kiểm soát các tác động của bên ngoài.

Thực dưỡng phát huy khả năng tự nhiên của cơ thể để tự chữa bệnh. Nếu cơ thể không bị đè nặng bởi các độc tố và quá tải chất dinh dưỡng, nó có thể hoạt động tốt hơn và do đó chữa lành bất cứ căn bệnh nào xảy ra. Bất cứ ai theo chế độ ăn thực dưỡng để chữa bệnh sẽ bắt đầu bằng việc loại bỏ các chất độc tích lũy và dư thừa năng lượng thái quá. 

Những người đang theo chế độ thực dưỡng cũng có thể có vấn đề về sức khỏe định kỳ và có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Tất nhiên, có những yếu tố khác ngoài chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực dưỡng nhấn mạnh sự cân bằng trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Cuối cùng, mục tiêu thực dưỡng không phải là để tránh cái chết. Thay vào đó, nó tìm cách để đảm bảo rằng cuộc sống của mỗi người lâu dài, lành mạnh và thú vị.

Phương pháp thực dưỡng nhằm đưa cơ thể con người trở về quân bình âm dương. Dưới quan điểm của thực dưỡng, mọi bệnh tật đều xuất phát từ sai lầm của con người, trước tiên là việc tiêu thụ thực phẩm đi ngược lại với quy luật của vũ trụ khiến cơ thể bị mất quân bình âm dương. Điều này gần với y học cổ truyền.

Nhưng khác với các nền y khoa khác, sử dụng dược phẩm để đối chứng trị liệu, thực dưỡng sử dụng những thực phẩm ăn uống truyền thống và quân bình âm dương nhằm tạo một môi trường thích hợp để cơ thể tự tái thiết, mà nền tảng chính là gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên cám khác.

Theo thực dưỡng, trong cơ thể thì đầu (trên cao) thuộc âm, chân (dưới thấp) thuộc dương. Thần kinh trực giao cảm ly tâm lực (thuộc âm), có tính làm giãn ra chủ về sự giãn nở, bành trướng các tế bào và các tạng phủ. 

Thần kinh đối giao cảm hướng tâm (thuộc dương) kiểm soát mọi sự co rút. Về âm dương ẩm thực, vật nào nhiều nước hơn, nhiều Kalium hơn sẽ âm hơn. Vật nào khô hơn hoặc nhiều Natrium hơn sẽ dương hơn. Thực vật âm hơn động vật, tức là rau âm hơn thịt.

Muốn khỏe mạnh phải dùng thực phẩm sao cho có sự quân bình về âm dương tức là âm dương phải cân bằng nhau. Dùng thường đồ ăn quá âm hệ trực giao cảm chiếm ưu thế, sẽ sinh bệnh âm; ngược lại đồ ăn dương quá thì hệ đối giao cảm sẽ chiếm ưu thắng sẽ sinh bệnh dương. 


Thí dụ ăn nhiều đồ ăn âm tính thì bao tử sẽ yếu, tim sẽ đập mạnh vì đồ ăn âm kích thích tim (dương) kiềm hãm bao tử (âm). Tiếc thay trên đời này, đồ ăn âm vừa ngon ngọt vừa hấp dẫn thì lại quá nhiều, trong khi đồ ăn dương thì vô cùng ít ỏi, thế nên phần lớn bệnh của loài người là do ăn nhiều đồ ăn âm mà sinh ra. 


Vậy muốn lập lại thế quân bình âm dương để được khỏe mạnh, ta chỉ việc giảm bớt đồ ăn âm và thế vào đó bằng đồ ăn dương. Trong số hàng ngàn thực phẩm, Ohsawa đã chọn được một thứ thực phẩm vừa có đủ phần âm lại dư giả về dương, có khả năng dương hóa cơ thể nhanh, lại nhu thuận dịu dàng với lục phủ ngũ tạng, đó chính là gạo lứt. 


Gạo lứt vừa có chất bột (glucide), vừa có đạm (protide), còn béo (lipide) ông đã đưa mè vào cuộc vì mè cung cấp chất béo, lại chứa nhiều sinh tố và khoáng tố. Mè là âm mà là âm tốt, cho thêm muối là dương, thế là âm dương hòa hợp, đichung với gạo lứt sẽ thành lực lượng hùng hậu khá dương để tái lập thế quân bình âm.


2. Nguyên lý trị bệnh dương cho cơ thể đang bị âm lấn lướt >>


Bệnh gì cũng không ra ngoài âm dương, không suy thì thịnh, lấy đồ ăn âm tính hay dương tính mà trị, sao cho lập lại được thế quân bình thì bệnh sẽ lui, chẳng cần đến thuốc. Thực hành nguyên lý này, Ohsawa tiên sinh khuyên chúng ta nên lấy gạo lứt muối mè làm chuẩn để chữa trị hầu hết mọi thứ bệnh.


Tiên sinh khuyên chúng ta nên lưu ý đến một kẻ thù nguy hiểm đó là đường (sugar, sucre) tiềm tàng trong đồ ăn nước uống. Trong bậc thang âm dương, đường ở vị trí âm mà là cực âm. Mỗi năm, đường đưa con người về “miền cực lạc” nhiều hơn số người “ra đi” vì hai quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật 1945. 


Thật vậy, đường là nguy cơ sinh bệnh tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, làm suy giảm hệ thống miễn nhiễm, khiến cơ thể khó chống lại vi trùng và bệnh tật. Đường acid hóa dòng máu khiến chất vôi bị hao mòn, gây xốp xương, răng hư, rối loạn thần kinh, làm yếu tim mạch, viêm loét dạ dày và ruột, cuối cùng là dẫn đến ung thư. 


Việc giới hạn dùng đường là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người khỏe mạnh, cần nhiều năng lượng để hoạt động có thể dùng đường dưới dạng trái cây. Nếu thích đường thì nên chọn đường thiên nhiên chưa lọc, thường có màu vàng, nâu hay đen, hoặc mật ong thiên nhiên, còn đường hóa học hoặc đường trắng tuyệt đối không nên dùng.

Ohsawa đã đưa ra 10 số ăn nhằm đạt được sức khỏe và hạnh phúc như sau


7) 100% gạo lứt


6) 90% gạo lứt 10% rau củ xào, hấp


5) 80% gạo lứt 20% rau củ xào, hấp


4) 70% gạo lứt 20% rau củ xào, hấp 10% canh súp


3) 60% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp


2) 50% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 10% thịt


1) 40% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 20% thịt


-1) 30% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 20% thịt 10% rau sống, trái cây


-2) 20% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 25% thịt 10% rau sống, trái cây 5% tráng miệng (món ngọt)


-3) 10% gạo lứt 30% rau củ xào, hấp 10% canh súp 30% thịt 15% rau sống, trái cây 5% tráng miệng (món ngọt)


Ngoài gạo lứt là chính, có thể thay thế bằng lúa mì lứt, hạt bo bo, kê, hắc mạch (sarrazine) dùng chung với muối mè và một số rau củ dương tính (carotte, bí đỏ, cresson, choux..)


Nước uống: càng ít càng tốt.


Các số ăn càng cao thì hiệu quả trị bệnh càng nhanh. Số 7 (hay được gọi nôm na là "gạo lứt muối mè" ) là phương pháp nhanh nhất để chữa lành mọi bệnh tật, đạt được quân bình về cả thể xác lẫn tinh thần, giúp khai mở trí phán đoán vốn có của con người. Tuy nhiên, đòi hỏi ý chí rất cao của người thực hiện.



Mục đích của thực dưỡng không chỉ là để chữa bệnh cho con người, nó còn hướng tới giúp con người đạt được sự hài hòa về thể xác, lẫn tinh thần, hòa nhập cùng cuộc sống của vũ trụ. Sự thay đổi của máu huyết trong quá trình ăn thực dưỡng sẽ giúp thay đổi cuộc sống xung quanh của họ.

Cách ăn số 7 là cách ăn dễ nhất, khôn ngoan nhất và đem lại những điều kỳ diệu... Ngài Ohsawa nói người nào theo phương thức số 7 suốt đời sẽ là học trò Lão Tử.


Nên theo các phương thức 3,4,5,6,7. Khi nào thấy sức khoẻ không tốt phải nhịn đói vài ngày rồi quay lại phương thức số 7.


Ngài Ohsawa khuyên nên loại trừ thịt cá, trứng sữa, đường và các sản phẩm hoá học.



Ngài nói muốn đạt trí phán đoán tối cao các bạn phải theo triệt để thưc dưỡng trong ít nhất 7 năm.

3. Thay đổi quan niệm về dinh dưỡng >> 


Phương pháp dinh dưỡng thường cho rằng mỗi cá nhân cần một lượng nhất định các protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, và khoáng chất mỗi ngày, dựa trên thống kê nhu cầu trung bình của con người. Lời khuyên về nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày trở nên dễ hiểu nhưng không cho phép tính toán nhu cầu thay đổi của mỗi cá nhân. Nó cuối cùng dẫn đến suy nghĩ máy móc.


Phương pháp thực dưỡng cho rằng những gì hiệu quả cho một người sẽ không chắc chắn tốt cho người khác. Vì vậy, sử dụng các nguyên tắc thực dưỡng có nghĩa là để xác định các loại thực phẩm phù hợp nhất dựa trên tình trạng hiện tại và những gì ta muốn trở thành. Nói cách khác, cách tiếp cận thực dưỡng đòi hỏi sự thay đổi trong suy nghĩ từ cách nhìn tĩnh chuyển sang động và linh hoạt. Điều này dẫn đến sự tự do thực sự. 


Bước đầu tiên và quan trọng nhất là thay đổi từ một chế độ ăn uống gồm thịt và đường sang ngũ cốc và rau quả. Rất ít người có thể thay đổi triệt để nhanh chóng mà hầu hết mọi người thay đổi dần dần theo thời gian.


Giai đoạn bắt đầu:


Thực phẩm chúng ta ăn ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Lợi ích chính của một chế độ ăn thực dưỡng chuẩn là cơ thể trở nên sạch hơn, độc tố và chất dư thừa thái quá cũ được thải ra ngoài. Chỉ riêng điều này đôi khi có thể làm giảm đau nhẹ. Khi cơ thể chúng ta sạch, tâm trí của chúng ta trở nên rõ ràng hơn và sự phán xét tự nhiên của chúng ta bắt đầu quay trở lại. 


Có thể bắt đầu một chế độ thực dưỡng sau khi tham khảo sách hoặc tư vấn của người thân, bạn bè đã có kinh nghiệm thực hành thực dưỡng. Những người bị bệnh nặng nên tham khảo ý kiến một chuyên gia tư vấn chăm sóc sức khỏe hoặc một cố vấn trước khi có thay đổi lớn về chế độ ăn. Hầu hết mọi người cần được giúp đỡ để thực hành có hiệu quả nguyên tắc thực dưỡng để vượt qua căn bệnh nặng. Chế độ thực dưỡng tiêu chuẩn phải phù hợp với điều kiện của từng cá nhân. Ngay cả hai người với cùng bệnh tật cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống khác nhau.


Nhiều người bắt đầu chế độ thực dưỡng đều sửng sốt bởi số lượng của món ăn Nhật Bản trong một chế độ thực dưỡng tiêu chuẩn. Thực phẩm của Nhật Bản thường được nhấn mạnh đơn giản là bởi vì Ohsawa là người Nhật.


Một nguồn thứ hai gây ra sự nhầm lẫn là có ba quan điểm chính thực dưỡng: đó là George và Lima Ohsawa; những học sinh Ohsawa của Michio và Aveline Kushi; Herman Aihara và Cornellia.


Giai đoạn trung gian:


Những nguyên tắc thực dưỡng dựa trên định đề rằng có một trật tự tự nhiên cho cuộc sống. Nếu ai sống và ăn ở hòa thuận với trật tự tự nhiên sẽ được sức khỏe và hạnh phúc. Nếu ai sống và ăn ở bất hòa với trật tự tự nhiên, kết quả là sức khỏe vị thành niên và bệnh tật. Trở về sinh sống và ăn uống hòa hợp với trật tự tự nhiên khiến sức khỏe được cải thiện.


Triết lý phương Đông cung cấp một cái nhìn của cuộc sống, cho phép chúng ta sống và ăn hài hòa với tự nhiên. Các kiến thức về âm dương được sử dụng để làm thay đổi tình trạng yếu thành khoẻ mạnh, nỗi buồn thành niềm vui. Nó là kiến thức dẫn đến tự do hơn và kiểm soát nhiều hơn đối với sức khỏe của chúng ta.


Giai đoạn tiên tiến:


Ở giai đoạn tiên tiến, chúng ta đã đạt được mục tiêu chế độ ăn thực dưỡng: Để có thể ăn bất cứ thứ gì chúng ta muốn, bất cứ khi nào chúng ta muốn mà không sợ hãi. Không có thực phẩm bị cấm.


Giai đoạn này là rất khác giai đoạn khởi đầu. Nó hoàn toàn tự do. Nhờ trí phán đoán phát triển, chúng ta biết phải làm gì mà không cần phải suy nghĩ về các nguyên tắc liên quan. Chúng ta biết tác dụng của mỗi loại thực phẩm và làm thế nào để cân bằng ảnh hưởng đó.


Mọi người ở giai đoạn tiên tiến nhận ra tầm quan trọng của việc chia sẻ kiến thức của mình với những người khác. Họ hiểu rằng, Thực dưỡng không cung cấp tất cả các câu trả lời, mà đúng hơn là một cách nhìn cuộc sống có thể kết hợp với bất kỳ và tất cả các môn và phương pháp phát triển khác.


4. Nguyên tắc Thân Thổ bất nhị >>


Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của thực dưỡng là chế độ ăn uống phù hợp với khí hậu, với vùng miền địa phương. Điều đó có nghĩa là phải dựa chủ yếu vào các loại thực phẩm trồng tự nhiên tại vùng miền mà chúng ta đang sống. 


Trước thời hiện đại, con người phụ thuộc nhiều hay ít vào các sản phẩm của ngành nông nghiệp ở địa phương của họ. Các loại thực phẩm sinh trưởng trong vùng tạo nên chế độ ăn uống hàng ngày của họ. Chỉ đến khi công nghệ hiện đại, mọi người có thể ăn các loại thực phẩm từ các vùng khí hậu khác xa.


Tuy nhiên, sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những thay đổi trong môi trường. Khi chúng ta ăn các loại thực phẩm từ một khí hậu rất khác với nơi ta ở, chúng ta mất khả năng thích ứng. Khi xã hội xa rời chế độ ăn uống truyền thống, các bệnh mạn tính đã gia tăng tương ứng. 


Vì vậy, để cho sức khỏe tối ưu, chúng ta cần phải trở về cách ăn dựa trên các loại thực phẩm được sản xuất trong môi trường địa phương, hoặc ít nhất là từ các loại thực phẩm được trồng ở vùng khí hậu tương tự.


Thức ăn có nhiều năng lượng dương, hoặc năng lượng hướng tâm có thể bảo tồn lâu hơn và có thể đến từ nơi xa hơn so với thức ăn có nhiều năng lượng âm hoặc năng lượng ly tâm trương nở. 


Ví dụ: Muối biển và rong biển rất giàu khoáng chất, năng lượng hướng tâm và có thể đến từ các đại dương trên thế giới. Ngũ cốc, đặc biệt là có  vỏ vẫn còn nguyên vẹn có thể đến từ bất cứ nơi nào trong lục địa của bạn. Đậu cũng tốt và có thể đến từ một khu vực xa xôi rộng lớn tương tự. Tuy nhiên, các loại rau và hoa quả là âm nhiều hơn thường phân hủy nhanh hơn so với các loại ngũ cốc và đậu, và trừ khi chúng được sấy khô hoặc ướp lạnh, tốt nhất nên lấy từ địa phương của bạn.


5. Thích ứng với môi trường >>


Việc nấu nướng và ăn uống của chúng ta cũng cần phải thích nghi với những thay đổi theo mùa. Cách ăn uống hiện đại không làm được điều này, chúng ta còn ăn chế độ ăn uống như nhau trong cả năm. 


Nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời tạo ra năng lượng mạnh mẽ hơn lên trong môi trường. Nước bốc hơi nhanh hơn và cây cối trở nên xanh tươi. Mùa xuân và mùa hè là thời điểm năng lượng hướng lên mở rộng. Sau đó, vào cuối mùa hè, năng lượng bắt đầu thay đổi, di chuyển xuống và đi vào trong.Trong điều kiện lạnh hơn và trời tối hơn, vào mùa thu và mùa đông, năng lượng hướng xuống hoặc năng lượng thu vào trong mạnh hơn.


Làm thế nào chúng ta có thể thích ứng với những thay đổi này?


Thích ứng theo mùa:


Trong suốt mùa xuân và mùa hè, chúng ta ăn uống thực phẩm tươi mới, nhẹ nhàng, có nghĩa là chúng ta sử dụng ít lửa trong nấu ăn. Chúng ta không cần nhiều lửa trong nấu ăn vì lửa đã có trong ánh nắng mặt trời mạnh. Khi trời nóng, chúng ta không cần sự ấm áp từ thực phẩm. Khi bước vào mùa thu và mùa đông, với nhiệt độ mát mẻ và năng lượng giảm mạnh, chúng ta cần làm nóng thực phẩm lên bằng cách sử dụng lửa nhiều hơn trong nấu ăn.


Khi mùa thay đổi, chúng ta cũng cần phải sử dụng các sản phẩm tự nhiên của địa phương. Vườn của chúng tôi đầy các loại rau và các loại thực phẩm khác trong suốt mùa xuân và mùa hè, vì vậy chúng ta có thể ăn nhiều rau quả tươi trong lúc này.


Thích ứng trong ngày:


Năng lượng trong khí quyển luân chuyển theo chu kỳ hàng ngày. Năng lượng hướng lên, mạnh mẽ hơn vào buổi sáng, trong khi năng lượng giảm mạnh vào buổi chiều và buổi tối. Để hài hòa với chu kỳ này, bữa sáng nên ăn nhẹ nhàng, không nặng nề. Một bữa ăn sáng với trứng và thịt xông khói quá nặng nề, và đi ngược lại sự chuyển động của năng lượng. Ngũ cốc ăn sáng có thể được nấu với nhiều nước hơn, để trở nên nhẹ hơn và dễ dàng tiêu hóa. 


Bữa tối có thể bao gồm nhiều các món ăn phụ, và chúng tôi thường ăn nhiều hơn vào buổi tối, vì tại thời điểm đó, năng lượng không khí được rút gọn hơn và di chuyển hướng nội. Ăn trưa nên ăn nhanh chóng và nhẹ nhàng, khi vào buổi trưa, năng lượng không khí rất tích cực và mở rộng.


6. Tôn trọng nhu cầu của con người >>


Một nguyên tắc quan trọng là ăn theo nhu cầu đặc biệt của loài người. Bộ răng của chúng ta cho thấy tỷ lệ lý tưởng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của con người. Chúng ta có ba mươi hai răng ở người lớn. Có hai mươi răng hàm và răng tiền hàm. Từ molar (răng hàm) theo tiếng Latin có nghĩa là cối xay hoặc các loại đá sử dụng để nghiền lúa mì và các loại ngũ cốc khác thành bột. Những chiếc răng này không phù hợp để nhai thức ăn động vật, mà là để nghiền hoặc nhai ngũ cốc, đậu, hạt và sợi thực vật cứng khác. Ngoài ra còn có tám răng cửa phía trước (theo tiếng Latinh có nghĩa là cắt) rất phù hợp để cắt rau. Chúng ta cũng có bốn răng nanh. Các răng nanh có thể được sử dụng cho thức ăn động vật, không nhất thiết phải là thịt, có thể là cá thịt trắng. Tỷ lệ lý tưởng của các loại thực phẩm được phản ánh qua bộ răng người là năm phần ngũ cốc và thực phẩm xơ cứng rắn, hai phần rau quả và một phần thức ăn động vật. Tỷ lệ lý tưởng giữa thực vật và thức ăn động vật là 7-1.


Các chế độ ăn uống hiện đại không phản ánh tỷ lệ này. Thịt hoặc các loại thực phẩm động vật lại là thực phẩm chính. Các loại rau thường được sử dụng trang trí cho thực phẩm động vật. Ngũ cốc được ăn rất ít, và được ăn dưới hình thức của bánh mì trắng, bánh trắng, và các sản phẩm tinh chế khác. Bánh mì được sử dụng chỉ đơn giản là một phương tiện để kẹp xúc xích, hamburger, hoặc một số loại thực phẩm động vật khác.Ngày nay, mọi người đang ăn trái ngược với những gì họ nên ăn. 


Đó là lý do tại sao có rất nhiều vấn đề về sức khỏe tồn tại trong thế giới hiện đại. Một trong những thông điệp rõ ràng nhất nhận được từ các sách của George Ohsawa là chế độ ăn dựa trên thực vật là nhiều hơn chế độ ăn dựa trên động vật. Khi Ohsawa trình bày ý tưởng mà nhiều năm trước đây, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng phương Tây cười. Họ tin rằng protein động vật tối ưu hơn protein thực vật, và các nền văn hóa dùng protein động vật có nhiều tiến bộ hơn so với nền văn hóa dựa trên ngũ cốc và thức ăn thực vật khác.


Tuy nhiên, quan điểm đó đang thay đổi. Tư tưởng cấp tiến trong dinh dưỡng hiện đại bây giờ đồng ý rằng chế độ ăn dựa trên thực vật là tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta. Nếu chúng ta so sánh sức khỏe của những người đang ăn thức ăn thực vật với những người đang ăn thức ăn động vật, thì những người ăn thức ăn ngũ cốc và rau có tỷ lệ các benẹh mãn tính thấp hơn. Nếu bạn muốn ăn thức ăn động vật, nó sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn chuyển đến sống ở phía Bắc bán cầu, Bắc Cực. Nhưng nếu bạn sống ở Houston, nơi mà 100 độ F trong mùa hè, ăn thịt bò nướng sẽ không thích hợp. Nó không đáp ứng nhu cầu sinh học của chúng ta. Và cũng không làm cho chúng ta hài hòa với môi trường sống.


Macrobiotics đề nghị tôn trọng chế độ ăn uống truyền thống. Tại viễn Đông, gạo được coi là thực phẩm chủ yếu. Người Mỹ bản xứ coi trọng bắp ngô. Bất cứ nơi nào bạn nhìn, nếu bạn quay trở lại đủ xa, bạn sẽ thấy rằng tổ tiên của bạn đã dùng các loại ngũ cốc làm thực phẩm chính của họ. Họ đã sử dụng các loại rau địa phương và đậu như là các loại thực phẩm thứ cấp. Họ đã ăn ít thức ăn động vật hơn so với hiện tại.


Cà chua và khoai tây ban đầu không phải là một phần của chế độ ăn uống ở châu Âu. Những loại rau này đã được đưa đến châu Âu từ Peru. Các chế độ ăn uống ban đầu của Ý không bao gồm nước sốt cà chua. Nó đã rất gần với một chế độ ăn chay. Ban đầu họ đã không sử dụng thịt nhiều, họ đã sử dụng hải sản nhiều hơn, bởi vì nước Ý là một bán đảo. Họ không sử dụng bơ, nhưng sử dụng dầu ô liu trong nấu ăn. Họ đã sử dụng ô liu muối. Món chính trong chế độ ăn uống là mì ống nguyên hạt và gạo. Khi mọi người đã bỏ rơi những mô hình ăn uống truyền thống có lợi sức khoẻ bằng chế độ ăn uống hiện đại với kết quả bệnh thoái hóa, bệnh tim và ung thư tăng lên đáng kể.


7. Thực phẩm là năng lượng >>


Việc thực hành thực dưỡng được dựa trên sự hiểu biết về thực phẩm và năng lượng. Electron và proton không phải là các hạt rắn, mà là các gói đặc của năng lượng. Tất cả mọi thứ thực sự là năng lượng. Có thể bất biến hoặc cố định trong vũ trụ. Trong dinh dưỡng hiện đại, thực phẩm được xem là năng lượng. Trong thực tế, thực phẩm có năng lượng vô hình mà không thể đo lường một cách khoa học. Chúng ta phải nhận thức được năng lượng vô hình thông qua trực giác.


Trong thực dưỡng, chúng ta sử dụng một công cụ rất đơn giản để hiểu sự di chuyển của năng lượng: thực phẩm âm thiên về mở rộng, trương nở và dương thiên về co rút. Tất cả các loại thực phẩm được tạo thành từ hai lực khác nhau. Chúng ta sử dụng những hiểu biết này để xem thực phẩm ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào trong cách rất linh hoạt  và thực tế. Bằng sự hiểu biết thực phẩm như năng lượng, chúng ta thấy rằng nó ảnh hưởng đến điều kiện của chúng ta không chỉ về thể chất mà cả trí tuệ, cảm xúc, và thậm chí tâm linh của chúng ta.


Nếu chúng ta ăn một loại thực phẩm như thịt bò rất dương co rút, chúng ta tự nhiên bị thu hút bởi các thực phẩm có năng lượng đối ngược. Vì vậy, chúng ta ăn thịt nướng với khoai tây, rượu, hay một món tráng miệng ngọt như kem. Tất cả là các loại thực phẩm cực âm. Để cân bằng cực, chúng ta thêm nhiều thứ mà chúng ta không cần. Chúng ta tiêu thụ thêm chất béo dư thừa, protein dư thừa, carbohydrate dư thừa, và nước thừa. Cơ thể liên tục bị thách thức.


Tuy nhiên, những gì sẽ xảy ra khi thức ăn chính của chúng ta cân bằng hơn? Nếu bạn nhìn vào một phân tích dinh dưỡng của các loại ngũ cốc, gạo nâu, lúa mạch, kê, lúa mì, bạn phát hiện ra rằng tỷ lệ khoáng chất / protein và protein / carbohydrate xấp xỉ 1:7. Gạo lứt gần nhất với tỷ lệ 1:7. Về mặt dinh dưỡng, gạo  lứt đại diện cho điểm cân bằng giữa năng lượng mở rộng và năng lượng co rút. 


Nếu bạn ăn ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, sẽ dễ dàng đạt cân bằng âm dương trong chế độ ăn uống hơn nhiều vì gạo lứt vốn đã cân bằng về năng lượng. Dùng ngũ cốc nguyên hạt làm thức ăn chính giúp duy trì cân bằng dinh dưỡng và năng lượng tối ưu.


Thực dưỡng khuyến cáo rằng thực phẩm của chúng ta càng được như tự nhiên càng tốt. Ngày nay con người đang sử dụng muối ăn kém chất lượng, nước qua xử lý của thành phố, protein động vật thay vì protein thực vật, chất béo bão hòa động vật thay vì dầu thực vật, thực phẩm qua xử lý hoá học chứ không phải là thực phẩm hữu cơ, và rất nhiều các loại đường đơn giản thay vì carbohydrate phức tạp. Do đó sức khỏe của con người hiện đại kém là điều dễ hiểu, vì chất lượng của các yếu tố dinh dưỡng kém.


Sự hiểu biết về thực phẩm như năng lượng có thể giúp chúng ta tạo ra một chế độ ăn tối ưu. Ngoài ra còn giúp đưa ra các biện pháp khắc phục đơn giản để làm giảm bệnh tật.


Giả sử một người nào đó có một viên sỏi thận. Loại năng lượng nào đó đại diện? Năng lượng âm mở rộng hay năng lượng dương cô đặc? Sỏi thận được ngưng tụ, năng lượng đông lạnh. Để bù đắp điều đó, chúng ta cần phải kích hoạt năng lượng đối lập. Chúng ta nên sử dụng nhiệt. Nhiệt sẽ kích hoạt năng lượng đông lạnh này và làm cho nó tan chảy và phá vỡ. Áp gừng nóng có thể được áp dụng cho mục đích đó.


Sốt đại diện cho loại năng lượng đối ngược. Sốt là một ví dụ về nóng, năng lượng hoạt động quá mức. Điều gì sẽ làm cân bằng? Một cái gì đó mát, năng lượng trơ. Đá là quá lạnh mà nó làm cho cơ thể co rút, do đó là quá dư thừa để chống lại cơn sốt mà thay vào đó lạnh sẽ thâm nhập vào bên trong cơ thể. Do đó  cần thiết cái gì đó mát nhẹ hơn. Ngoài ra, cơ thể chúng ta là một phần của thế giới động vật, vì vậy một cái gì đó từ thực vật sẽ lấy lại trạng thái cân bằng. Một phương thuốc chay đơn giản cho sốt là áp lá bắp cải hay lá xanh khác trực tiếp lên trán. Biện pháp khắc phục khác là dùng đậu phụ tươi ngâm nó vào nước và đắp lên trán. Cao đậu hũ giúp rút nhiệt ra khỏi cơ thể. Nó có thể hạ sốt trong vài phút. Các nguyên tắc cân bằng năng lượng có thể giúp bạn xử lý các tình huống nhỏ tại nhà mà không dùng thuốc.


8. Thức ăn đa dạng >>


Macrobiotics cũng dạy chúng ta tôn trọng đa dạng sinh học. Chúng ta cần bảo tồn sự đa dạng sinh học hiện đang bị đe dọa bởi nền văn minh. Nhiều loài, bao gồm cả những loài trong các khu rừng mưa nhiệt đới, đang dần biến mất. Những loài khác đang gặp nguy hiểm.


Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng động vật lưỡng cư như ếch và kỳ nhông đang giảm dần, có lẽ vì suy giảm tầng ôzôn, mưa axit. Hổ, biểu tượng của sức mạnh và vẻ đẹp đang dần biến mất khỏi tự nhiên. Tuy nhiên, trong tự nhiên, đa dạng sinh học là nguyên tắc, không phải là ngoại lệ. Để phản ánh điều này trong ăn uống của chúng ta, chúng ta cần phải thực hành những gì gọi là chế độ ăn uống đa dạng. Chúng ta cần đa dạng trong lựa chọn các loại thực phẩm, và trong các phương pháp nấu ăn.


9. Mỗi người có nhu cầu khác nhau >>


Chúng ta cũng cần phải tôn trọng các nhu cầu cá nhân vô cùng đa dạng. Mặc dù đây là những điều cơ bản chung nhất, áp dụng với từng người là khác nhau. Nếu chúng ta đang hoạt động nhiều, chúng ta nên ăn nhiều cho hoạt động thể chất. Nếu chúng ta đang ngồi phía sau bàn làm việc, chế độ ăn uống của chúng ta nên khác. Đàn ông và phụ nữ cũng cần ăn khác nhau. Giữa đàn ông và phụ nữ, ai có thể ăn thức ăn động vật nhiều hơn? Đàn ông. Ai có thể ăn salad và đồ ngọt? Phụ nữ. Trẻ em và người lớn cũng cần phải ăn khác nhau. Trẻ nhỏ dương hơn nên chế đồ ăn cần phải nhiều âm mềm mại và ngọt, có rất ít hoặc không có muối. Nếu bạn đã ăn nhiều thức ăn động vật trong quá khứ, để khôi phục lại sự cân bằng, bạn cần phải ăn nhiều thức ăn thực vật. Hoặc nếu bạn có một vấn đề sức khỏe gây ra bởi quá khứ do cách ăn uống, bạn có thể điều chỉnh các loại thực phẩm nhất định.


.10. Lợi ích của Macrobiotics >>


Bây giờ, các lợi ích của việc ăn chay thực dưỡng là gì ?


Sức khỏe và tuổi thọ: Lợi ích đầu tiên của việc ăn chay là sức khỏe thể chất và tuổi thọ. Nên ăn theo chế độ ăn chay thích nghi với địa hình và khí hậu.  


Sự yên tâm: Một lợi ích thứ hai là yên tâm. Đó là sự bình an của tâm xuất phát từ nhận thức rằng chúng ta đang sống và ăn uống trong sự hòa hợp với vũ trụ. Chúng ta đang sống trong sự hòa hợp với sự di chuyển của năng lượng. Đó là nguồn gốc của sự bình an nội tâm. Tâm trí và cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều bởi những gì chúng ta ăn. Nếu bạn ăn nhiều đường dẫn kết quả là gì? Trẻ em trở nên hiếu động, hay khóc và trở nên quá xúc động. Nếu chúng ta ăn nhiều thịt dẫn đến hệ quả gì? Chúng ta trở nên hung dữ thậm chí bạo lực. Điều gì xảy ra khi chúng ta ăn nhiều rau âm như cà chua hay khoai tây? Chúng ta trở nên chán nản.


Sống hợp tác: Khi tâm trí và cảm xúc của bạn trở nên ổn định và hòa bình hơn, bạn tự nhiên phát triển ý thức của gia đình và cộng đồng. con chó ăn thịt chó, đấu tranh sinh tồn... Tất cả đều phát sinh từ một chế độ ăn thịt. Người ăn ngũ cốc ăn phát triển một quan điểm hoàn toàn trái ngược. Thay vì nhìn thấy sự khan hiếm trên trái đất, chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ của sự phong phú. Thay vì tranh giành tài nguyên, vấn đề trở thành chia sẻ các tài nguyên thiên nhiên to lớn trên hành tinh của chúng ta. Ăn thịt có xu hướng sống biệt lập, một cái gì đó giống như thợ săn đơn độc hoặc con sói đơn độc, chứ không phải là một ý thức cộng đồng. Kẻ đi săn như sư tử và linh cẩu không ngừng chiến đấu với nhau. Ăn ngũ cốc phát triển quan niệm sống dựa trên sự hợp tác.


Sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau: Ăn thịt cũng dẫn đến một lối sống du mục hơn và có xu hướng trở nên bất ổn, chứ không ổn định hay định cư 1 chỗ. Ăn ngũ cốc không đòi hỏi lối sống du mục mà cuộc sống ổn định hơn. Những cách sống nào khuyến khích cuộc sống gia đình ổn định hơn? Khi những người đàn ông đi săn bắn, hoặc toàn bộ ngôi làng liên tục di chuyển, thì rất khó để duy trì sự ổn định. Sống thực dưỡng củng cố cộng đồng của chúng ta. Mọi người tự nhiên mong muốn giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua thực dưỡng, bạn trở thành bạn với tất cả mọi người. Khi chúng ta tiếp tục ăn theo cách này, khái niệm của chúng ta về gia đình mở rộng để bao gồm tất cả nhân loại.


Phát triển tâm linh giác ngộ: Sống chay cũng có thể giúp chúng ta đạt được sự hiểu biết tâm linh. Bạn nghĩ rằng có dễ dàng để thiền khi chúng ta ăn bánh mì kẹp thịt, hoặc nếu tâm trí của chúng tôi rất tức giận hay bực bội, hoặc chúng ta luôn căng thẳng? Nếu chúng ta ăn đường hoặc uống Coca  nhiều, tâm trí của chúng ta là thường hiếu động và phân tán. Rất khó để đạt được sự ổn định và tập trung năng lượng để đi vào thiền sâu, yên tĩnh và thanh bình. Để cho phép năng lượng tinh thần thông suốt cần ăn chay. Chúng ta không nên quên rằng tất cả các truyền thống tâm linh lớn đều bao gồm một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống. Ở phương Đông, việc nấu ăn trong Phật giáo và Đạo giáo tu viện được gọi là Shojin ryiori, hay "nấu ăn cho sự phát triển tâm linh." Những truyền thống này dựa trên sự hiểu biết rằng thực phẩm tăng tốc ý thức tâm linh của chúng ta. Bằng việc lựa chọn thực phẩm thích hợp, chúng ta phát triển chất lượng tinh thần của chúng ta. Họ ăn chay hoàn toàn. ăn chay, đặc biệt là ở vùng khí hậu lạnh hơn cần phải ăn cơm gạo lứt, củ cải trắng và các loại rau khác, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu hơn là ăn trái cây tươi hoặc salad.


Chuyển hoá nghịch cảnh: Cuối cùng, như chúng ta đạt được sức khỏe tốt, yên tâm, một cảm giác của gia đình và cộng đồng, và sự hiểu biết tâm linh, chúng ta đạt được khả năng chơi và có một giấc mơ lớn hay mạo hiểm trong cuộc sống này. Macrobiotics dựa trên sự thay đổi hoặc chuyển hóa. Nói cách khác, chúng ta cố gắng để đạt được khả năng chuyển hoá mọi thứ thành cái đối lập theo ý chí tự do của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng tôi đang gặp khó khăn, bằng sự hiểu biết thực dưỡng, chúng ta cố gắng để thay đổi điều đó thành niềm vui, an lạc. Hoặc nếu chúng ta đang trải qua bệnh tật, chúng ta tự chuyển đổi đó vào sức khỏe. Hoặc nếu thế giới có nguy cơ chiến tranh, chúng ta chuyển đổi đó vào hòa bình. Bạn thậm chí có thể đạt được khả năng chuyển hóa hoặc chuyển đổi bất kỳ loại thực phẩm vào sức khỏe và cuộc sống của bạn. Nói cách khác, bạn nắm lấy nghịch cảnh của bạn và biến nó thành bạn của bạn. Như George Ohsawa nói, cuối cùng là tự do tuyệt đối không có giới hạn.Việc hoàn toàn tự do để chơi trong vũ trụ vô hạn này là lợi ích cuối cùng của cuộc sống thực dưỡng.


Nói chung, chúng ta càng biết về thực dưỡng, càng thực hành nó càng thấy lợi ích lớn hơn. Dưới đây là một danh sách ngắn gọn về lợi ích chung:


* Ít hoặc không mệt mỏi.

* Sức khỏe tốt hơn: vượt qua tất cả những đau đớn và bệnh tật, bao gồm cảm lạnh, cúm, và ung thư.
* Thèm ăn hơn, và có thể ăn thức ăn đơn giản với niềm vui và lòng biết ơn sâu sắc.
* Ham muốn tình dục tốt hơn.
* Giấc ngủ tốt và sâu mỗi đêm mà không có những giấc mơ xấu.
* Khả năng vào giấc ngủ nhanh trong vòng vài phút nằm xuống.
* Cải thiện trí nhớ, dẫn đến mối quan hệ tốt hơn.
* Tự do tuyệt đối khỏi sự giận dữ, sợ hãi và đau khổ.
* Khả năng xem những khó khăn như kinh nghiệm học tập tích cực.
* Suy nghĩ sáng suốt và hành động kịp thời .
* Hào phóng trong các mối quan hệ.
* Kiểm soát tốt hơn số phận cá nhân.
* Niềm tin rằng không có gì trong cuộc sống quá khó khăn.
* Trung thực tuyệt đối với mình và mọi người.

11. Trọng tâm của chế độ thực dưỡng >>


Hầu hết các bệnh trong xã hội văn minh do dư thừa thái quá hơn là do thiếu thốn. Cách ăn này quá âm, hoặc quá dương hoặc ăn quá nhiều acid hình thành. Trong trường hợp đơn giản là một phương thuốc chế độ ăn uống là dễ dàng: chỉ cần ăn nhiều thực phẩm với chất ngược lại và các loại thực phẩm ít hơn với cùng chất lượng.


Tuy nhiên, nhiều trường hợp phức tạp hơn. Không có gì trên thế giới này, bao gồm cả tình trạng của một người, không bao giờ là tất cả đều âm hoặc tất cả đều dương. Tất cả các đặc điểm âm và đặc điểm dương phải được cộng lại để xác định xem một người nào đó quá âm hay quá dương. Có thể có sưng (hơn âm) và đỏ (hơn dương). Như vậy cần phải cộng tất cả các yếu tố quyết định và xem tỷ trọng bao nhiêu để tránh gây nhầm lẫn.


May mắn thay, chỉ cần ăn một chế độ ăn thực dưỡng cơ bản giúp phục hồi khả năng tự chữa bệnh của cơ thể. Một cách tiếp cận đơn giản là ăn đa dạng nhiều loại thức ăn lành mạnh khi khoẻ và sử dụng một chế độ ăn chay tập trung bắt đầu khi bị bệnh hoặc khó chịu do bất kỳ nguyên nhân nào. Cách ăn này được sử dụng trong thời gian ngắn và thường là để phục hồi sức khỏe tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật (điều kiện quá âm hiệu quả cao nhất)


Một chế độ ăn uống tập trung ấy là chế độ ăn chay cơ bản hạn chế, ăn uống chỉ những gì là cần thiết cho cuộc sống của một người để đạt cân bằng âm dương. Điều này có nghĩa là ăn chủ yếu là ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, rong biển, muối biển, miso, nước tương, mơ muối, hoặc muối vừng, trà bancha. Mọi thứ khác được giữ ở mức tối thiểu hoặc tránh hoàn toàn. Uống nước từng ngụm nhỏ khi khát. Cách tiếp cận này cho phép khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể để chữa bệnh từ bên trong.




Phần 4: 7 nguyên tắc để bắt đầu với thực dưỡng



1. Nguyên tắc thứ nhất - Sinh thái học >>


Trong thế giới phương Tây, nơi thực phẩm chính yếu là thịt, sinh thái học được coi là một từ mới. Ở Phương Tây, sinh thái học đã không thu được sự quan tâm rộng lớn đến thế của công chúng nếu như người dân phương Tây đang không lo sợ các hiện tượng ô nhiễm môi trường và sự bùng nổ dân số. Nỗi sợ này giống như một mặt của đồng tiền, mà mặt kia không thể tách rời nó chính là tinh thần chinh phục thiên nhiên. 

Ở phương Đông, nơi thực phẩm chính yếu là rau, nơi người ta có khuynh hướng nhằm tới sự cộng tác với thiên nhiên, từ “sinh thái” có ít nhất 4000 năm tuổi. Ở Trung quốc, nó được diễn đạt bởi 4 từ: Shin (身 thân) Do (土 thổ) Fu (不 bất) Ji (二 nhị). Con người và đất đai không phải là hai mà là một (thuyết Thân Thổ bất nhị). Đất sản sinh ra cây cỏ; động vật ăn cỏ cây để tạo ra máu, tế bào, mô và các cơ quan nội tạng. Con người, cũng như mọi động vật, chính là sự chuyển hoá từ đất. Alexis Carrel đã viết:


“Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể chất và tinh thần của y đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi y sinh sống; bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được y sử dụng làm thức ăn.”

Con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ khi họ sống bằng các thực phẩm quanh vùng; vốn sinh trưởng theo một cách lý tưởng để trở thành thức ăn của họ. Con người, loài động vật tự do nhất, có thể tự làm mình thích nghi đối với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu chúng ta duy trì thường xuyên được một số nhân tố (nhiệt độ, nước, mực độ đường và muối khoáng v.v…) đơn thuần chỉ để giữ cho mình sống được và còn phải duy trì những điều kiện này chặt chẽ hơn nếu chúng ta muốn được khoẻ mạnh. Và thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực phẩm nuôi trồng tại địa phuơng.

2. Nguyên tắc thứ hai - Tính kinh tế trong cuộc sống >>


Con người hiện đại, vốn coi tiền bạc là nhân tố thiết yếu đem lại hạnh phúc cho mình, nhấn mạnh việc hạch toán kinh tế vào tiền bạc, kết quả là đã có nhiều người tiết kiệm được tiền bạc và đánh mất cuộc sống. Tiền thực sự mang đến cho chúng ta chút hạnh phúc, bằng cách giúp chúng ta thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất định. Nhưng một khi chúng ta không thoả mãn với những điều kiện thiết yếu căn bản này và tham lam đi tìm kiếm thêm nhiều hơn và nhiều hơn nữa sự thoải mái vật chất, sự tiện nghi và sự xa hoa, thì chúng ta đang góp phần vào việc đánh mất hạnh phúc của chính mình.

Ví dụ, trong 40-50 năm qua, hầu hết những người nông dân đã đặt các hoạt động kinh tế của họ vào tư duy kiếm tiền, bằng cách dùng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học nhằm sản xuất những vụ mùa bội thu, và do đó kiếm nhiều lợi nhuận hơn để thoả mãn lòng tham của mình; đây không phải là tinh kinh tế trong cuộc sống. Thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều sinh vật tối cần thiết cho sự phì nhiêu của đất và do đó cũng làm tổn hại luôn các động thực vật, vốn được sinh ra và nuôi dưỡng bởi đất. Phân hoá học đã acid hoá và làm đất bạc màu. Quá chú trọng đến sản lượng cao để có lợi lớn là đang phá vỡ các khuôn mẫu của cuộc sống tự nhiên, đó chính là sự tự huỷ diệt. 

Mặt khác, những cách làm trái với tự nhiên, sớm hay muộn sẽ làm đất bạc màu để rồi lợi nhuận cũng mất dần. Suy cho cùng, tính kinh tế trong cuộc sống vẫn có thể biến thành tư duy kiếm tiền nhưng không phải theo cách làm đầy khiếm khuyết ở trên. Sự luân canh và việc sử dụng phân bón hữu cơ, đưa trở lại đất cái không thể dùng được để sản xuất thức ăn, đủ để đảm bảo cho chúng ta một nguồn dự trữ liên tục những thực phẩm sẽ giữ cho chúng ta khoẻ mạnh.


Tính kinh tế trong cuộc sống được áp dụng trong chế độ ăn thực dưỡng với ý nghĩa “không lãng phí”. Không có gì là bất thường khi một thiền sinh hay môn đồ thực dưỡng bị rầy la nghiêm khắc vì đã để một hạt cơm rơi trên sàn bếp. Càng có ít lãng phí thực phẩm thì càng có thêm nhiều thực phẩm cho những người khác. Đây là một trong những câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn nạn gia tăng dân số.

Về những giới hạn của các thực phẩm chúng ta ăn, tính kinh tế trong cuộc sống được nhìn nhận theo góc độ cần cố gắng ăn thực phẩm toàn phần. Khi chúng ta chỉ ăn một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ bị thiếu dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất sẽ mất cân đối. Ví dụ, khi bạn ăn cá, bạn nên ăn tất cả đuôi, xương, đầu và các phần khác. Nếu chỉ ăn phần thịt, thịt cá rất giàu protein và mỡ, máu của bạn sẽ trở nên acid. Trái lại nếu bạn còn ăn cả các phần khác có chứa nhiều muối khoáng như calcium, magnesium, i-ôt, và nhiều chất khác thì cơ thể bạn mới có đủ khả năng trung hoà acid dễ dàng được. Một lý do khiến các động vật ăn thịt có khả năng duy trì các điều kiện để cơ thể giữ được cân bằng (còn một lý do khác nữa là chúng hoạt động rất nhiều, điều này đã giúp chúng chuyển hoá những thức đã ăn tới những vùng cơ thể có nhu cầu) đó là chúng ăn toàn phần các thực phẩm.

Đường tinh chế và các hoá chất tổng hợp đều không có lợi cho sức khỏe. Chúng đều là sản phẩm tinh chế, vì vậy chúng đều độc hại. Khi chúng ta ăn đường lấy từ hạt, rau, đậu, quả hay đường mía, mật ong chưa chế biến, chúng ta đã đưa vào cơ thể một lượng vitamin và muối khoáng cần thiết để tiêu hoá các thực phẩm này.

Điều này cũng đúng với mọi ví dụ về các phần được cắt ra từ thực phẩm toàn phần như men lúa mạch, viên vitamin, bột mì trắng và muối tinh. Chúng ta hãy xem xét muối tinh như một thí dụ điển hình: nó chả có gì khác ngoài sodium (Na) và chlorine (Cl), trừ trường hợp đã được bổ sung i-ốt tổng hợp (i-ôt hoá); trong khi muối thô rất giàu các chất khoáng, kể cả i-ốt.


Hai nguyên tắc đầu – sinh thái và tiết kiệm trong cuộc sống – có thể được tóm tắt như sau: ăn thức ăn thiên nhiên và nuôi trồng tự nhiên, tự nuôi dưỡng mình chủ yếu bằng thực phẩm toàn phần được nuôi trồng tại địa phương mình sinh sống và không chế biến. Hãy trả lại cho đất những thứ mà những sản phẩm của nó ta không thể dùng làm thực phẩm, để giữ cho chúng ta và đất đai của chúng ta khỏe mạnh.

3. Nguyên tắc thứ ba - Nguyên lý Âm Dương >>


Đây chính là chiếc la bàn định hướng của chúng ta. Nó chỉ cho chúng ta hướng đi của cuộc đời cũng giống như cách thức mà chiếc la bàn chỉ hướng Bắc Nam, chỉ ra phương hướng về địa lý. Nguyên tắc Âm Dương thống nhất là một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó có thể giúp ta tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ bao la và nó cũng có thể dẫn chúng ta tới với sức khoẻ và hạnh phúc bằng cách cho ta khả năng phân tích thực phẩm chúng ta ăn và ảnh hưởng của chúng lên cơ thể và trí não chúng ta.

Mọi thứ đều có thể được phân tích thành âm và dương và nó thực sự chỉ là một cách nói khác rằng mọi thứ trong thế giới không ngừng thay đổi này, đều có quan hệ với nhau. Thí dụ, ta hãy nghĩ về màu sắc. Toàn bộ vũ trụ là một từ trường của những biến động âm và dương dao động không ngừng, do vậy chúng sản sinh ra sóng điện từ. Một số sóng này có thể cảm nhận được bởi hệ thống thần kinh của chúng ta, và được diễn dịch bởi não bộ của chúng ta, thành cái mà chúng ta gọi là quang phổ màu:

Tia tử ngoại, tím, chàm, xanh lơ, xanh lục, vàng, nâu, da cam, tia hồng ngoại. Màu đỏ cho chúng ta cảm giác ấm áp và sự kích động (hoạt động) do vậy ta gọi là dương. Màu xanh lơ là âm khi đem so sánh với xanh lục và là dương khi so sánh với màu tím. 

Thế giới thực vật được đặc trưng bằng màu xanh (do nhận biết của ta về diệp lục tố) và thế giới động vật là màu đỏ (màu của hồng huyết cầu). Về sinh lý học, con người được thể hiện bằng phổ màu chuyển dịch từ màu đỏ đến vàng. Con người là động vật mang dương tính và đó là một lý do tại sao chúng ta rất dễ bị thức ăn âm tính cuốn hút, đặc biệt khi ta ăn nhiều thức ăn dương tính, bởi lẽ dương hút âm (và âm hút dương).


Bảng kê dưới đây là bảng sắp xếp tương đối phổ âm dương của các thực phẩm và bảng màu tương ứng của quang phổ, được dùng đại diện để nói về các thực phẩm này. Bảng này không phải là sự phân chia rành mạch giữa âm và dương mà có những ngoại lệ, thí dụ có một số thực phẩm nằm trong nhóm âm tính hơn thì lại dương hơn một loại khác nằm trong nhóm dương tính hơn. Thí dụ củ ngưu bàng là một loại rau trồng cạn, thuộc nhóm thực phẩm âm tính và âm hơn nhóm đậu quả; nhưng đậu nành lại âm hơn ngưu bàng rất nhiều, vì thế đậu nành là loại đậu quả rất âm, còn ngưu bàng là loại rau trồng cạn rất dương.

(Âm)—> Chất gây nghiện tổng hợp – Chất gây nghiện tự nhiên (rượu) – Đường – Dầu ăn – Men – Mật ong – Quả – Nước – Hạt – Rong biển – Rau trồng cạn – Đậu quả – Hạt ngũ cốc – Động vật giáp xác (tôm, cua, hến, ốc) – Miso – Cá – Tamari – Muối thô – Thịt gia cầm – Thịt gia súc – Trứng –> Muối tinh (Dương)

(Âm) Cực tím —> Tím — Chàm — Xanh lơ — Xanh lục —Vàng — Nâu — Da cam — Đỏ —> Hồng ngoại (Dương)

Sản phẩm sữa rất khó phân loại bởi vì một số thứ (như sữa dê, pho-mát dê) rất dương (dương như miso) và những thứ khác (như kem, sữa chua) lại rất âm (âm như mật ong). Sữa bò, phô mai, bơ nằm ở khoảng giữa. Các đồ uống có độ cồn, hầu hết rất âm (nằm ở giữa dầu ăn và đường), tuy nhiên có một số đồ uống (rượu ủ lên men tự nhiên, bia) cũng mang âm tính như các loại quả. Rượu có tác dụng nhanh hơn đường, nhưng hầu hết các trường hợp, tác dụng mất đi trong vòng 1-2 ngày. Nói chung, tác dụng của đường kéo dài trong khoảng một tuần lễ – không kể những trường hợp các ảnh hưởng là không đáng chú ý lắm và có thể kéo dài lâu hơn.

Thật là thú vị vì nguyên tắc âm dương, rất phù hợp với hai nguyên tắc đầu tiên (sinh thái học và tính kinh tế trong cuộc sống). Nhập khẩu là trái với nguyên tắc về sinh thái học (dùng thực phẩm địa phương) và việc chiết ghép cũng thế. Ép một cái cây thay đổi môi trường sinh sống quá nhanh là rất trái tự nhiên. Nói chung phải mất hàng trăm năm trước khi có một cái cây từ vùng nhiệt đới có thể thích nghi với vùng ôn đới, nếu nó buộc phải làm như thế. Đây là một lý do giải thích vì sao thuốc đưa tới trồng tại địa phương có tác dụng kém hơn hẳn những thuốc được nhập trực tiếp từ nước sản xuất gốc.

Về mặt tinh thần, thực phẩm âm có xu hướng dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ âm tính (sợ sệt, v.v…); thực phẩm dương dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ dương tính (hận thù, v.v…) và sự quân bình âm dương tốt đẹp thì đưa ta tới với sự hài hoà và êm ả.

Vậy làm thế nào để có thể duy trì được một khuôn mẫu quân bình cho việc ăn uống ? Ở hầu hết các nơi, trừ vùng hàn đới khí hậu rất giá lạnh, nơi thực phẩm chủ yếu là thịt và cá (dương tính); ngũ cốc và rau củ nên là thức ăn chủ yếu, bởi vì chúng ở gần nhất với mức cân bằng của sức khoẻ con người. Nếu ta ăn cá ở đây thì chúng ta cần phải ăn nhiều rau sống hay thậm chí cả trái cây để cân bằng. Trừ trường hợp ở vùng khí hậu cực lạnh, chúng ta cố gắng tránh xa thịt, vì thịt quá dương, ta cần phải ăn nhiều hoa quả hoặc thậm chí phải ăn cả mật ong đễ giữ cân bằng. 


Cần tránh ăn với số lượng lớn thực phẩm không nằm trong khoảng giữa bảng nêu trên. Đường cực kỳ âm đến nỗi không thể cân bằng được nhưng mật ong, loại tự nhiên không qua chế biến, hầu hết mọi người thi thoảng đều có thể dùng mà không có hại, đặc biệt là khi thời tiết ấm áp. Một thìa cà phê mật ong ít âm hơn 5 hay 6 trái táo. Ghi nhớ rằng lượng làm thay đổi chất. Một khối lượng lớn, so với một lượng nhỏ cùng loại thì âm hơn.


Ở vùng nhiệt đới hoặc về mùa hè ở vùng ôn đới, ta dùng ít muối, cá, hạt ngũ cốc hơn; nhưng lại cần nhiều nước, hạt, trái cây, hoa quả hơn. Đến giờ có còn điều gì là không minh bạch không, nếu nói rằng “ăn kiêng thực dưỡng” theo quy tắc đặt sẵn là sai lầm?

Nếu chúng ta muốn phân tích thực phẩm theo âm dương, chúng ta cần cân nhắc nhiều yếu tố, như khí hậu (nóng là dương, sản sinh ra thực phẩm âm. Nếu ăn chúng thì chúng ta trở nên âm hơn, đó là cách thích nghi). Hướng và vị trí phát triển của cây (mọc thẳng, nhô khỏi mặt đất là âm). Tốc độ phát triển (nhanh là âm). Mật độ (lớn hơn là dương). Hình dạng (tròn, gọn, nhỏ là dương). Thành phần hoá chất (Sodium, Magnesium, Carbon, Hydrogen là dương; hầu hết chất khác là âm) v…v…

Thời gian, nhiệt độ, áp suất và muối là yếu tố dương hóa; chúng đều nâng phổ màu của thực phẩm về hướng màu đỏ. Bằng cách sử dụng chúng, chúng ta có thể ăn một số thực phẩm khá âm mà vẫn giữ được sự quân bình tốt đẹp. Và bằng cách dùng những yếu tố ít dương và những yếu tố âm hơn (gia vị, nước, trái cây v.v…). Ta cũng có thể ăn một chút thực phẩm khá dương. Nấu ăn theo phương pháp thực dưỡng là một kỹ thuật, cho phép ta thưởng thức được cả hương vị lẫn vẻ đẹp của thức ăn, cũng như hiệu quả tốt đẹp của chúng lên cơ thể và tâm trí.


Quân bình âm dương là mục tiêu và là định hướng của chúng ta. Vì hầu hết chúng ta đều mất quân bình và nghiêng về phía âm (mặc dầu ta vẫn có thể quá dương theo cách nào đó); nên chúng ta đang cố để làm sao trở nên dương hơn. Nhưng để làm được như vậy đôi khi ta phải đi theo con đường vòng: Lùi một bước để tiến 2 bước.

4. Nguyên tắc thứ tư - Nghệ thuật sống >>


Phương pháp thực dưỡng không phải là một khoa học, có mục tiêu là tích luỹ hiểu biết. Hiểu biết chỉ có ý nghĩa khi nó có thể đưa chúng ta đến với sức khoẻ và hạnh phúc.

Khoa học hiện đại tiến hành phân tích rồi nêu ra những lý thuyết và “quy luật”; tất cả đều nhằm tìm ra sự thật tuyệt đối trong một thế giới tương đối, hơn nữa khoa học có rất ít nếu không muốn nói rằng nó chả có gì để làm với sức khoẻ và còn quan trọng hơn nữa là với hạnh phúc.

Thực dưỡng về mặt nào đó là một nghệ thuật. Với hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi; chúng ta bắt đầu bằng những nguyên tắc phù hợp với một thế giới biến đổi không ngừng, nơi mà chúng ta có thể sống được. Chỉ có bạn là người nghệ sĩ đang vẽ bức tranh đời của bạn. Còn phương pháp thực dưỡng thì chẳng cứng nhắc cũng không phải là sự dập khuôn, mô phỏng.

Những định hướng chung có lẽ cần thiết cho hầu hết mọi người khi họ bắt đầu theo phương pháp thực dưỡng. Nhưng bằng kinh nghiệm của bạn, sự quan sát bản thân và việc học hỏi nguyên lý âm dương; bạn sẽ đạt được khả năng để làm cho cuộc sống của bạn trở thành thú vị, đầy hào hứng và niềm vui như bạn mong muốn.

Chúng ta là những hành khách trên con tàu tốc hành được gọi là Trái đất, đang đi trong chuyến đi ngắn ngày, có giới hạn. Hãy thưởng thức chuyến du hành này và hãy cùng vui vẻ hết mình! Phương pháp thực dưỡng chính là nghệ thuật để làm điều đó.

Trong nhà trường chúng ta được dạy dỗ để ghi nhớ nhưng trong cuộc sống thường nhật lại không có vị thầy nào cả. Chúng ta phải tự học hỏi bằng kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta vừa là thầy lại vừa là trò. Trong thực tế, chúng ta là thầy giáo và cũng là học sinh của chính mình, một cách có ý thức hoặc không. 

Đôi khi người ta nghĩ rằng họ không thể làm thế, không nhận ra rằng chính họ luôn làm như vậy. Thí dụ, khi một người đi khám bệnh thì hình như anh ta không còn là bác sĩ của chính mình nữa. Nhưng điều đó không đúng, bởi vì chính anh ta là người đã quyết định làm điều đó. Chúng ta được tự do xây dựng cuộc sống như mình mong muốn, và cuộc sống luôn luôn như chúng ta muốn.


“Người nào nói: 'Tôi không thể thực hành theo phương pháp thực dưỡng được’ là hoàn toàn không hiểu biết về thực dưỡng. Nhưng giả sử chúng ta quan sát những gì được chúng ta xem là thực dưỡng, bằng câu chữ, lặp lại mọi thứ chúng ta đã từng được nghe như một cái máy ghi âm, thì chúng ta vẫn chưa phải là người thực dưỡng. Chúng ta phải đạt được nhận thức rằng chúng ta có thể ăn mọi thứ mà không sợ mất đi sức khoẻ và hạnh phúc. Chúng ta phải tự điều khiển được cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dính chặt vào một chế độ ăn kiêng được nghĩ ra bởi một ai khác, thì cuộc sống của chúng ta chẳng còn là của mình nữa rồi”.
(Trích trong cuốn “Cẩm nang sống theo phương pháp Thực dưỡng “của G. Ohsawa)

Phương pháp thực dưỡng là một nghệ thuật sống, đem đến niềm hân hoan, tiếng cười, hạnh phúc, sức khoẻ và tự do. Nó được đặt nền tảng trên sự nhận thức rằng chỉ có bạn mới là chủ nhân đích thực của bản thân bạn chứ không phải vi khuẩn, các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà triết học hoặc những người ăn kiêng và đặc biệt không phải những người làm thực dưỡng.

Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng
Thức ăn đúng
Cách nấu ăn đúng
Thái độ ăn đúng
Giờ ăn đúng

5. Nguyên tắc thứ năm - Lòng biết ơn >>

Thực dưỡng không đơn thuần chỉ là phương pháp chữa bệnh, cũng không phải một cách nấu ăn đầy bí ẩn của phương Đông. Một số người cho rằng thực dưỡng là cách ăn kiêng với gạo lứt, những người khác lại cho rằng đó là cách từ bỏ thú vui trong ăn uống. Những ý kiến này mới xa cách sự thật làm sao. Phương pháp thực dưỡng là sự hiểu biết sâu sắc trật tự của tự nhiên, là ứng dụng thực tế những điều có thể làm cho chúng ta chuẩn bị những bữa ăn ngon lành, đầy hấp dẫn, để đạt tới cuộc sống hạnh phúc và tự do. Nguyên tắc thứ 5 và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất của thực dưỡng, đó là lòng biết ơn. Tại sao vậy? Bởi vì đó là nguyên nhân của sự tự do và niềm hạnh phúc. Không có nó, không thể có tự do và hạnh phúc.

Phương pháp Thực dưỡng nhằm trải nghiệm và mở rộng lòng tri ân đối với mọi thứ và bắt đầu bằng một hạt gạo, một bát cháo hay một mẩu bánh mì. Nó dạy ta tri ân mọi thứ, không có trường hợp ngoại trừ, kể cả nỗi đau, bệnh tật, sự hận thù và sự thiếu khoan dung. Khi chúng ta tri ân được cả những thứ như vậy, chúng ta đã thể hiện được sức phán đoán tối cao, tính khách quan của vũ trụ vô tận.

“Toàn bộ động, thực vật đã mang trở lại hàng ngàn lần cái mà chúng đã nhận được. Một hạt thóc gieo vào lòng đất; trái đất đã trả lại hàng ngàn hạt. Một số loài cá cái đã cho hàng tỉ trứng. Đó là quy luật tự nhiên của sinh học. Cha mẹ bạn đã cho bạn cuộc sống, hãy chăm sóc họ với tình thương vô hạn. Khi họ vĩnh viễn ra đi, bạn hãy giúp đỡ cha mẹ của những người khác, trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây là quan niệm phương Đông về sự tiếp nối, nó lớn hơn rất nhiều lần việc trả một món nợ. Tiếp nối là niềm vui trong việc chia sẻ niềm hạnh phúc vô hạn và sự tự do vô tận”.

Chúng ta không thể đoán trước được tương lai hay bất hạnh bằng cách chỉ nhìn vào diện mạo. Mọi thứ phụ thuộc vào sự khiếm tốn và giản dị của bạn, trong ăn uống và cuộc sống.

Cho dù lượng thức ăn được chế biến không hợp cách và bạn ăn rất ít, lượng thức ăn đó vẫn sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần và thể xác bạn.


Điều quan trọng là phải nhận ra đâu là sự khởi đầu và kết thúc, đâu là trung tâm và ngoại vi. Tiết kiệm và điều độ là điểm xuất phát.


Chỉ cần giữ yên tĩnh thậm chí một phút, cuộc đời của bạn sẽ kéo dài rất nhiều. Người hiểu được ân phước của trời đất sẽ không phí phạm bất kỳ thứ gì và biết rằng hành động của anh ta mang lại hạnh phúc và trường họ theo trật tự của trời.


Ngày xưa ông bà chúng ta ăn uống rất đơn giản, uống nước trong và có được niềm vui sâu lắng trong nội tâm. Điều này hoàn toàn là sự thật. 


Chỉ lửa mới thử được vàng, cũng như thời thế tạo ra anh hùng. Khi thời cơ đến, xã hội sẽ nhìn nhận điều đó. Thành công tùy thuộc vào điều bạn đang làm.


Cuộc sống không có bắt đầu và cũng không có kết thúc vì vậy không có cuộc sống lâu dài và cũng không có cuộc sống ngắn ngủi. Con người sống được do nhận ngọn lửa dương của Thượng đế, khi ngọn lửa tinh thần này không quay về trời thì chúng ta sẽ không bao giờ chết.


Ngoài ngũ cốc ra, thực phẩm quan trọng thứ hai là muối. Nhờ ân huệ của muối mà mọi thứ được nối kết với nhau. Những vị thần độ lượng nhất nằm trong muối và ngũ cốc.


Lạm dụng muối chẳng khác nào không vâng lời Trời. Bạn hãy cẩn thận.


Với năng lượng tâm khí mạnh mẽ tích lũy từ việc ăn uống và sinh hoạt khiêm tốn, chúng ta có thể học tập và có trí nhớ hơn người. Từ trước đến nay, chỉ có vài học giả lớn của Đạo Khổng thực sự có tâm khí cao hơn và mạnh hơn hàng triệu triệu người.


Không trau dồi đạo đức bạn sẽ không hiểu rằng vạn vật đều xuất phát từ ân huệ của trời đất, còn bạn chỉ lo kiếm nhiều tiền bạc và của cải. Những người như vậy không để tâm đến những gì bị phí phạm và họ đam mê rượu chè, ăn thịt và tình dục. Can khí của họ quá mạnh mẽ và hung hăn đến nỗi không chịu lắng nghe ý kiến của người khác.


Những người hiểu được ân huệ của mọi hiện tượng có thể nắm bắt được trật tự của tự nhiên và đương nhiên sẽ tôn thờ tất cả những gì của tạo hóa.


Thượng đế sẽ đến với những ai rất giản dị và trung thực.


Nếu bạn không biết trật tự của bắt đầu và kết thúc, của trước và sau, thì bạn không thể theo duổi được đạo.


Đối với con cháu, tài sản thừa kế là rất, rất xấu, như kẻ thù vậy. Nếu cha mẹ có ý định để lại tài sản cho con, thì đứa con luôn nghĩ về điều đó. Nó sẽ ăn không ngồi rồi hết tháng này đến tháng khác, ngày này đến ngày khác mà chẳng chịu nổ lực làm việc. Nó sẽ làm mất hết nhà cửa và truyền thống gia đình. Nếu cha mẹ thực sự muốn con cháu mình trở nên giàu có và nối tiếp mãi mãi, trước tiên họ phải luôn trực thực và làm gương cho con cháu họ, dạy chúng không được lãng phí dù chỉ một vật nhỏ. Thực hiện đức hạnh này là điều mà cha mẹ phải để lại cho con cháu và gia đình họ. Nếu cha mẹ giữ được đức khiêm tốn như một tập quán gia đình họ và trao cho những người nối dõi để giữ gìn truyền thống gia đình, thì mới xứng đáng với những nổ lực to lớn của tổ tiên và để lại tình yêu to lớn của họ.


Khiêm tốn trong 10 năm thì có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm 10 năm nữa. Bản thân sự sống chẳng ngắn cũng chẳng dài.


Nếu bạn muốn duy trì tài sản, hạnh phúc và cuộc sống lâu dài, bạn phải thật nghiêm khắc đối với ăn uống bằng cách giảm khẩu phần ăn của chính bản, dâng phần cắt giảm đó lên trời và cầu nguyện cho giàu có, hạnh phúc và cuộc sống lâu dài. Tôi có thể thật lòng nói thức ăn là cốt tủy của tài sản, hạnh phúc và tuổi thọ.



Định hướng toàn bộ cuộc đời chúng ta là do ăn uống quyết định, tức là ăn ít hay nhiều và có khiêm tốn giản dị hay không. Do vậy hãy duy trì ăn uống đơn giản.

Những người dậy muộn và thức khuya là những tên trộm của âm dương.


Để tạo ra vận may, phải mất ba năm cố gắng khiêm tốn và đơn giản trong ăn uống. Nếu sau đó cánh cửa vận may không mở, thì nghĩa là không có trật tự trong trời và đất, Thượng đế không tồn tại, và chuông trống không thể đánh kêu. Khi đó bạn có thể nói Mizuno Namboku là kẻ thù của toàn xã hội.


Người có đức hạnh sẽ không đi phô trương đức hạnh của mình cho người khác thấy.


Những vĩ nhân không coi thử thách là trở ngại mà luôn vững bước đi tới



Khiêm tốn trong việc ăn uống và giữ gìn đức khiêm cung trong lối sống thì tâm hồn sẽ không bị xáo động.


6. Nguyên tắc thứ sáu - Niềm tin >>

Tế bào máu của chúng ta được thay mới hoàn toàn với chu kì ba tháng một lần. Khi ta bắt đầu ăn theo phương pháp thực dưỡng, tế bào máu trở nên mạnh khoẻ hơn rất nhanh. Sự thay đổi kỳ diệu, mà hầu hết những người đã qua áp dụng thực dưỡng đều kinh nghiệm được trong ba tháng đầu tiên đạt được thật dễ dàng. Sau ba tháng, sự chuyển biến này có phần chậm hơn và khó khăn hơn. Thậm chí đôi khi có người thấy kém hơn trước.

Tại sao lại có hiện tượng này? Nguyên nhân chính như sau:

Sau khi tế bào máu được thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi của dịch gian bào (chất lỏng ở giữa các tế bào). Dưỡng chất từ các dịch gian bào thấm vào các tế bào của cơ thể và dần dần làm cho tế bào mạnh khoẻ hơn.Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ thứ gì, tế bào cũng được đặc trưng bởi tính hai mặt của đồng tiền (được gọi là mặt trước hoặc mặt sau là phụ thuộc vào quan điểm của người gọi nó). Một mặt có xu hướng duy trì tính ổn định vốn có, mặt kia là khả năng thích ứng. Tế bào cơ thể của hầu hết những người khi bắt đầu ăn theo phương pháp thực dưỡng còn rất yếu kém trong việc thích ứng, chúng rất xơ cứng (cứng nhắc) khi kháng lại tế bào máu và dịch gian bào, vốn là hai thứ dễ dàng thay đổi, bởi vì chúng không bền vững. 

Vậy là tế bào cơ thể kháng lại (không dễ dàng thích ứng) dịch nội bào mới. Đây là hiện tượng chống lại sự thay đổi của tế bào cơ thể và đây cũng thường là nguyên nhân tạo ra sự xấu đi tạm thời của tình trạng sức khoẻ ở những người bắt đầu ăn theo phương pháp thực dưỡng độ bốn tháng đến một năm. Trường hợp này cũng tương tự như sự đối kháng ta nhận thấy trong cuộc đấu tranh giữa người già, có nhiều sự bảo thủ cứng nhắc và lớp trẻ có quan điểm cấp tiến, linh hoạt hơn.


Trong tình trạng sức khoẻ suy yếu xảy đến, nhiều người có xu hướng nghi ngại rằng thực dưỡng không phải là phương pháp ăn đúng. Vào những lúc thế này, một hiểu biết rõ ràng về phương pháp thực dưỡng là điều quan trọng. Bạn nên tham dự một khoá học về thực dưỡng tại các trung tâm thực dưỡng, tìm những người am hiểu về âm và dương để trau dồi khả năng phán đoán theo âm và dương vì âm và dương chính là toàn bộ đời sống này, nếu bạn có duyên được học về điều này với các bậc thầy về âm và dương thì thật là may mắn vì những người sành điều này rất là hiếm…

Niềm tin thực sự không phải là sự tin tưởng hời hợt bề ngoài kiểu tín điều, hoặc sự mê tín. Đó là sự hiểu biết rõ ràng về Nhất thể (toàn thể vũ trụ bao la và những biểu hiện vô tận của nó); chính chúng ta là những biểu hiện của Nhất thể. Chúng ta đang ở trung tâm của một xoắn ốc, khởi đầu từ Vô Cực, phân thành Âm Dương; rồi năng lượng, hạt tiền nguyên tử (Sub-atomic particles), các nguyên tố hoá học, thực vật rồi động vật. 

Mỗi giai đoạn tiếp sau là sự chuyển hoá của giai đoạn trước đó. Đường xoắn ốc này mang tính liên tục. Bao quanh ta là tràn ngập ánh sáng, không khí, nước và thức ăn. Sự ô nhiễm có thể được diễn tả như là sự bùng nổ dân số, điều khiển theo sự trật tự vũ trụ (công lý). Ánh sáng, không khí, nước, ngũ cốc, đất đai, rau, đậu, hạt, cá, hoa quả, muối và thực phẩm từ động vật là đủ cho chúng ta trong một trật tự tương đối; ta phải ăn chúng, nếu chúng ta muốn mạnh khỏe. 


Vì phương pháp thực dưỡng chỉ cho ta trật tự đúng đắn của thực phẩm nên ăn uống theo phương pháp thực dưỡng là đúng đắn. Nếu sức khoẻ kém đi, thì nó là do: 


(a) đào thải độc tố hoặc chất dư thừa, 

(b) tế bào cơ thể kháng lại dịch nội bào mới
(c) việc áp dụng phương pháp thực dưỡng không đúng.

Không có niềm tin như thế, bạn có thể đi lạc từ cách ăn này đến cách ăn khác trong sự vô ích và trở nên cực kỳ mơ hồ, rối rắm. Nhưng với niềm tin như thế (sự khôn ngoan thông thường), bạn sẽ không còn bị lầm lẫn hoặc phiền não, trước bất kỳ sự suy giảm nhất thời nào của sức khoẻ.


Tuy vậy, niềm tin vào phương pháp thực dưỡng cần phải được phân biệt rõ ràng với sự ngoan cố hoặc cứng nhắc. Nếu sức khoẻ của một người cứ liên tục kém dần thì anh ta nên xem xét tới một khả năng, cách áp dụng phương pháp thực dưỡng của anh ta có thể chưa đúng, đồng thời cần trao đổi ý kiến với người nào có sức phán đoán sáng suốt hơn hoặc đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong thực dưỡng. Có thể là anh ta theo một chế độ ăn không đủ rộng.

“Niềm tin ở đây, không phải là một tín ngưỡng, mà là sự hiểu biết rõ ràng về trật tự của vũ trụ trải qua các hiện tượng có giới hạn, thoáng qua và ảo ảnh, biểu hiện bề ngoài, biểu hiện bên trong của thứ Tình Yêu bao trùm mọi thứ, không có trường hợp ngoại trừ. Điều vĩ đại nhất trong cuộc sống là niềm tin”.

“Vì thiên nhiên đã chuẩn bị đầy đủ cho ta các thức ăn phù hợp với cơ thể chúng ta; chúng ta có thể đạt được sức khoẻ bằng cách nhận nhận biết và sử dụng chúng. Đây chính là phương pháp thực dưỡng, là sự vật chất hoá của trật tự tự nhiên trong cách ăn và uống của chúng ta. Nếu chúng ta sống với sự nhận thức về trật tự này, ta sẽ có sức khoẻ tốt. Nếu ta không làm vậy, bệnh tật nhất định theo ta. Điều này thật giản dị, rõ ràng và thực tế. Đó là chân lý.”

(Trích trong Thiền Thực dưỡng)


7. Nguyên tắc thứ bảy – Đạo Sống vui >>


Do-o là từ tiếng Nhật, tương đương với từ “Đạo” (道 dao) của Trung Quốc, trật tự của tự nhiên. Raku là “Niềm vui”(樂 lạc). Vui với Đạo, sống cuộc sống với sự tri ân trong mọi lúc và ở mọi nơi, là Do-o-Raku. 


Khi chúng ta nhận thức sự công bằng của tự nhiên, và chân lý tuyệt đối, chúng ta biết rằng chẳng có điều gì đáng để lo lắng cả. Lin Chi (thiền sư Lâm Tế) đã nói: “Chỉ một cú đánh, tôi quên tất cả mọi hiểu biết của mình! Không cần bất cứ kỷ luật nào nữa, thay vào đó, hành động như tôi muốn, tôi luôn luôn biểu hiện Đạo” 


Khi nhận ra điều này, chúng ta có thể bắt đầu hưởng thụ cuộc sống của mình một cách đầy đủ, bằng cách chia sẻ niềm vui vô tận và lòng biết ơn tới mọi con người mà ta đã gặp.


Thật thú vị, Do-o-Raku còn có nghĩa là Sở thích. Do vậy ta có thể nói rằng Do-o-Raku nghĩa là sống cuộc sống như sở thích, đó là ý nghĩa của nó. Mọi thứ chúng ta làm chỉ là một trò chơi. Không thành vấn đề dù ta thất bại hay thành công. Một sự hiểu biết như thế chính là Niết bàn, là sự thanh bình vĩnh hằng. 

Như lời dạy của Paramahansa Yogananda: “Đừng coi kinh nghiệm của cuộc đời là hệ trọng… bởi lẽ trong thực tại chúng chẳng là gì, mà chỉ là kinh nghiệm trong mơ thôi. Hãy đóng trọn vai trò của mình trong cuộc sống, nhưng đừng bao giờ quên rằng đó chỉ là một vai diễn mà thôi.”


Sống trong niềm hân hoan ngây ngất bất diệt, đó là Do-o-Raku. Những người hành động như thế được gọi là Do-o-Raku-Mono. Nếu bạn là một Do-o-Raku-Mono, thì bạn là nhà thực dưỡng, bất kể bạn ăn gì..



Phần 5: Điều cần biết khi nấu ăn theo nguyên lý âm dương

1. Nguyên lý âm dương trong nấu ăn >>

Trong nấu ăn âm tính và dương tính cũng rất được coi trọng để tạo ra món ăn ngon phù hợp với từng cơ thể của mỗi người.

Một món ăn được coi là ngon lành phải đạt được sự cân bằng giữa hàn, nhiệt, ôn, bình. Nói chung là giữa âm và dương. Sử dụng đúng cách các gia vị có hương vị làm dấy lên mùi thơm ngon, vừa có tác dụng kích thích dịch vị, vừa có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, cân bằng âm dương, người ăn không phải chịu những phản ứng phụ có hại.

Ở những vùng có khí hậu lạnh (âm) sinh ra các loại động vật và thực vật dương. Ngược lại, những nơi có khí hậu nóng (dương) lại sinh ra các loại động vật, thực vật âm.

Người mang tính âm thường có biểu hiện trầm lặng, u ám trái ngược với người mang tính dương thường có biểu hiện khỏe mạnh, tươi vui tràn đầy sức sống. 

Ngày mưa mang tính âm, ngày nắng mang tính dương.

Mùa đông khí hậu âm tính nên nấu những món ăn dương tính sẽ ngon hơn. Mùa hè khí hậu dương tính thì những món ăn âm tính sẽ ngon hơn.  

Đối với người có cơ thể nóng tức là thể chất mang tính dương thì ăn những món ăn âm sẽ tốt hơn, đối với người cơ thể lạnh tức là thể chất mang tính âm thì ăn những món ăn dương sẽ tốt hơn. 

Khi làm theo cách này, chúng ta có thể tự nấu những món ăn ngon, phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người.

Các nguyên lý:

Âm và dương tách ra từ vô cực. Sự phân tách này làm vô cực trở nên tương đối và chia tách. 

Âm hút dương, dương hút âm. 

Ví dụ: Xắt cà rốt thành miếng nhỏ rồi bỏ muối vào. Nước từ trong củ cà rốt bị rút ra. Đây chính là hiện tượng dương tính của muối đã hút âm tính của nước.

Âm đối âm, dương đối dương.

Ví dụ: Khi nấu đậu đỏ trong lúc hạt đậu vẫn còn cứng thì cho muối vào khi đó không thể nấu mềm hạt đậu ra được nữa. Đây chính là hiện tượng dương tính của hạt đậu đã đối nghịch với dương tính của muối.

Âm đến tột cùng thì sinh ra dương, dương đến tột cùng thì sinh ra âm.

Ví dụ: Ở những nước nóng, cà phê mang âm tính mạnh. Uống vào sẽ trở nên mất ngủ. Mất ngủ là do thể hiện của dương tính nguyên nhân là do hiện tượng âm tính quá mạnh của cà phê đến cuối cùng đã trở thành dương tính.


Người có khuynh hướng chứa tính dương khi ăn nhiều đồ ăn cực dương sẽ sinh ra tình trạng bệnh âm tính cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Một người ăn quá nhiều thịt đạm động vật ăn thức ăn dương nên bị bệnh tiểu đường, bệnh gút là bệnh âm tính. 

Không có cái gì tuyệt đối âm hoặc tuyệt đối dương. Dù mức độ âm dương khác nhau nhưng trong mọi thứ đều tồn tại cả âm và dương.
Ví dụ: Người luôn tươi vui (dương) nhưng lại dễ khóc vì thứ gì đó (âm).
Trái ngược lại, người luôn ôn hòa, điềm đạm (âm) nhưng lại dễ tức giận gay gắt vì lí do nào đó (dương) 

Trong tất cả mọi thứ đều không có thứ gì âm dương bằng nhau. Dù là thứ gì, thì nhất định sẽ có thứ âm hơn hoặc thứ dương hơn.

Tùy từng đối tượng mà âm dương khác nhau, dưới đây là bảng đánh giá tính âm trội hơn hoặc tính dương trội hơn. Trong môi trường dương tính thì vật âm tính phát triển hơn.Trong môi trường âm tính thì vật dương tính phát triển hơn 

STT
ÂM
DƯƠNG
1
Nhiều kali    
Nhiều Natri
2
Lực ly tâm mạnh    
Lực hướng tâm mạnh       
3
Phân tán   
Tập trung   
4
Lạnh, mát
Nóng, ấm
5
Hướng ra ngoài
Hướng vào trung tâm
6
Vươn trồi lên trên
Đâm xuống lòng đất
7
Ở trên mặt đất phát triển lên thẳng     
Ở trên mặt đất phát triển sang ngang       
8
Ở lòng đất phát triển sang ngang    
Ở lòng đất phát triển thẳng       
9
Đất nóng, ấm 
Đất lạnh, ẩm
10
Phát triển nhanh    
Phát triển chậm       
11
Nước nhiều    
Nước ít       
12
Rỗng
Đặc
13
To
Nhỏ
14
Cao
Thấp
15
Dài
Ngắn
16
Thon
Tròn
17
Mềm
Cứng
18
Nhẹ
Nặng
19
Màu nhạt
Màu đậm
20
Lạnh
Nóng
21
Lỏng
Rắn
22
Nhũn
Cứng
23
Dính
Trơn
24
Trái
Phải

2. Âm dương của đồ ăn >>
Toàn bộ đồ ăn được phân theo tiêu chuẩn tính chất, mùi vị và màu sắc, được sắp xếp khái quát theo như bảng dưới đây. Ăn chủ yếu những đồ ở giữa là rất tốt cho việc bảo vệ tim mạch và cơ thể. Từ nấm đến muối biển trong phạm vi bảng dưới đây rất quan trọng cho sự tuần hoàn của tim mạch. Nếu không ăn các loại cá cũng được nhưng nếu thỉnh thoảng ăn thì nên ăn số lượng ít. Tuy nhiên người có khuynh hướng dương tính thì  kiêng sẽ tốt hơn. Hoa quả với người khuynh hướng âm tính thì không tốt nhưng với người dương tính thì rất tốt.

Âm : đường trắng -> giấm -> đường tinh luyện -> rượu -> dầu ăn ->  mật ong -> hoa quả -> nấm -> đậu phụ -> nước -> hạt đậu -> rau -> rong biển -> ngũ cốc -> sò hến -> cá sông -> xì dầu -> tương đậu miso -> cá biển -> muối biển -> chim -> bò lợn -> trứng -> muối tinh chế : Dương


3. Âm dương của vị >>

Ví dụ: độ ngọt của cơm so với độ đắng của cơm cháy thì cơm cháy mang dương tính hơn
Âm: Cay -> chua -> ngọt -> mặn -> đắng -> Chát : Dương

4. Âm dương của màu sắc >>


Ví dụ: Cà rốt màu đỏ thì dương tính hơn rất nhiều so với cà tím. Người da đen dương tính hơn so với người da trắng.

Âm : Tia cực tím 
-> tím -> chàm -> xanh da trời -> xanh lá cây -> trắng -> vàng -> cam -> đỏ -> nâu -> đen -> tia hồng ngoạiDương

5. Tính chất âm dương trong người >>


Bản thân mỗi người có thể mang tính dương hoặc tính âm. Dựa vào tiêu chuẩn dưới để biết tình trạng cơ thể mang khuynh hướng âm hay dương. Vì cơ thể thay đổi hàng ngày nên thỉnh thoảng hãy kiểm tra để có lựa chọn phù hợp với bữa ăn chính và phụ. 


STT
ÂM
Dương
1
Hoạt động chậm
Hoạt động nhanh
2
Giọng cao
Giọng thấp
3
Bình tĩnh
Nóng nảy
4
Yếu đuối, dễ khóc
Cứng rắn, mạnh mẽ
5
Chậm chạp
Nhanh nhẹn
6
Dễ cảm thấy đau
Khó cảm thấy đau
7
Máu khó đông
Máu dễ đông
8
Dễ buồn ngủ    
Dù không ngủ vẫn thấy bình thường       
9
Nhiệt độ cơ thể thấp    
Nhiệt độ cơ thể cao       
10
Nước tiểu nhạt    
Nước tiểu đậm       
11
Màu môi nhạt    
Màu môi đậm       
12
Mí mắt bên trong màu hồng    
Mí mắt bên trong màu đỏ       
13
Mắt to    
Mắt híp     



6. So sánh âm dương trong thức ăn >>

Khi đánh giá âm và dương thì đánh giá "A là dương, B là âm" là không chính xác. Mà chỉ có so sánh "A dương tính hơn so với B" hoặc "B dương tính hơn so với A" . Lấy củ cải làm ví dụ để minh họa. Ta sử dụng kết hợp các bảng “Âm dương trong mọi vật”, “Âm dương của màu sắc”, “Âm dương của vị” để đánh giá.


Rau sống và rau đã chín khác nhau như nào? Rau sống, salat là rau củ đã thái nhỏ và cho thêm muối vì thế đã dương tính hóa hơn. Nhưng rau đã chín nóng hơn vì thế dương tính hơn rau sống.


So sánh giữa phần lá và phần củ của củ cải trắng: Nhìn vào màu sắc thì lá củ cải có màu xanh và củ thì màu trắng. Dựa vào bảng "Âm dương của màu sắc" có thể thấy màu xanh âm tính hơn màu trắng. Tiếp đến về cách sinh trưởng thì phần lá khi phát triển thì vươn lên trên còn phần rễ thì đâm xuống lòng đất. Theo bảng so sánh “Âm dương trong mọi vật” thì vươn trồi lên trên là âm, còn đâm xuống lòng đất là dương. Nhìn vào hình dáng phần củ béo tròn, còn phần lá thon dài. Theo bảng “Âm dương trong mọi vật” thì phần lá âm tính hơn còn phần củ dương tính hơn.


So sánh củ cải trắng với củ cà rốt: Nhìn vào phần củ thì củ cải trắng có màu trắng, cù cà rốt có màu đỏ. Dựa vào bảng thì ta thấy màu đỏ dương tính hơn màu trắng. Hơn nữa củ cải nhiều nước còn củ cà rốt ít nước hơn.


Nhìn vào phần lá thì cọng của cà rốt cứng hơn cọng của củ cải, khe rãnh củ cà rốt cũng nhiều hơn (đây là hoạt động của lực hướng tâm) do đó cà rốt dương tính hơn còn củ cải âm tính hơn.


Củ cải sống và củ cải sấy cái nào dương hơn? Củ cải sống nhiều nước, củ cải sấy ít nước. Màu sắc: củ cải sống màu trắng, củ cải sấy màu nâu ngả vàng. Củ cải sống mềm, củ cải sấy cứng hơn vì thế củ cải sấy dương tính hơn.


So sánh âm tính của củ cải sống và củ cải muối: Củ cải sống nhiều nước có vị cay nhưng không có vị mặn, trái ngược lại củ cải muối lượng nước bị giảm, có vị mặn vì thế củ cải sống âm tính hơn củ cải muối.


Củ cải và củ khoai môn: Phần lá: lá củ cải có nhiều nhánh, lá củ khoai môn thì tròn và to. Lá củ cải mọc dưới đất thấp, còn lá khoai môn vươn cao lên trên mặt đất. Vì thế lá củ cải dương tính hơn. Phần củ: củ cải đâm xuống lòng đất còn củ khoai môn phát triển phân tán và nằm ngang trong lòng đất vì thế củ cải dương tính hơn củ khoai môn.


Hẹ và hành lá: Nhìn qua có thể thấy hành lá âm hơn hẹ vì hành lá to hơn nhưng hẹ phát triển hơn hành lá, vào mùa đông hẹ bị héo, úa do lạnh còn hành lá thì không; nên hẹ âm hơn. Hơn nữa mùi vốn có của hẹ cũng biểu hiện tính âm.


Hành lá và bắp cải: Nhìn phần lá thì thấy hành lá dài hơn còn bắp cải hình tròn. Về màu sắc: hành lá xanh đậm hơn còn bắp cải có màu xanh nhạt. Lá hành mọc thẳng lên tạo lỗ hổng giữa các lá, còn bắp cải lá cuộn tròn vào nhau; vì thế hành lá âm hơn còn bắp cải dương hơn.


Bắp cải và cải thảo: Nhìn màu thì bắp cải gần như màu trắng còn cải thảo màu xanh đậm hơn. Hơn nữa lá bắp cải cuộn tròn vào nhau còn lá cải thảo mọc riêng rẽ nhau. Do đó bắp cải dương hơn còn cải thảo âm hơn.


Cải thảo và bông cải xanh (súp lơ xanh): Khi ăn cải thảo thì ăn phần lá và cuộng, còn cải bông xanh thì ăn phần hoa. Hoa là ở vị trí cao hơn lá và cuộng nên hoa âm hơn. Cải thảo có vị hơi đắng một chút còn bông cải xanh thì không. Vì thế cải thảo dương hơn còn bông cải xanh (súp lơ xanh) âm hơn.


Cải thảo và bồ công anh: Lá bồ công anh nhiều vết răng cưa còn lá cải thảo thì không có. Hơn nữa lá bồ công anh mọc nằm ra đất còn cải thảo thì mọc thẳng; rễ bồ công anh đâm sâu xuống lòng đất, rễ cải thảo thì ngắn. Bồ công anh cũng đắng hơn nên lá bồ công anh dương hơn còn cải thảo âm hơn. 


Ngưu bàng và củ sen: Ngưu bàng đặc, củ sen thì có lỗ rỗng. Ngưu bàng đâm sâu xuống lòng đất còn củ sen phát triển nằm trên mặt đất; vì thế ngưu bàng dương hơn còn củ sen âm hơn.


Củ sen và khoai sọ: Cuống củ sen phát triển được trong bùn lầy lạnh; còn khoai sọ sinh trưởng trong đất, nghĩa là củ sen phát triển trong điều kiện âm hơn. Hơn nữa khoai sọ có nhiều rễ con mọc phân tán trên thân củ vì thế củ sen dương hơn còn khoai sọ âm hơn.


Khoai sọ và khoai tây: Khoai tây sinh trưởng trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè và được thu hoạch vào giữa mùa hè. Mặt khác khoai sọ được trồng từ mùa xuân, sinh trưởng trong mùa hè và được thu hoạch từ cuối xuân đến mùa đông. Nghĩa là trong điều kiện khí hậu nóng như nhau thì khoai tây âm hơn còn khoai sọ dương hơn.


Khoai tây sống và khoai tây luộc:

Khoai tây luộc đã tăng tính dương lên do nóng, vì thế so với khoai tây sống vẫn giữ nguyên độ lạnh thì khoai tây luộc dương hơn (20).

Khoai tây luộc và khoai tây rán: Luộc thì nguyên liệu được cho vào với nhiệt độ chỉ lên tối đa 100 độ, còn rán thì nguyên liệu được cho vào dầu nóng tới 180 độ hoặc 200 độ. Nghĩa là rán đã tăng dương hơn nhiều so với luộc. Do đó khoai tây rán trở lên dương hơn hẳn khoai tây luộc.Khoai tây rán ít nước hơn, màu cũng gần trở thành màu nâu nhạt, đó chính là đặc trưng của tính dương.


Cháo và cơm gạo lứt: Cùng cách thức nấu gạo lứt nhưng cháo được cho nhiều nước hơn, vì thế cháo âm hơn còn cơm thì dương hơn.


Cơm gạo lứt nấu bằng nồi áp suất với mì soba: Cơm gạo lứt thì hình hạt còn mì soba thì dài, khi ăn thì mì soba có nhiều nước hơn; vì thế cơm gạo lứt dương hơn còn mì soba âm hơn.


Mì soba luộc với mì udon luộc: Màu sắc thì mì soba đen, mì udon trắng (mì udon là loại bột mì khô đã được nhào), mì soba thì không nhớt lắm còn udon khá là nhớt, vì thế mì soba dương hơn còn udon âm hơn.


Mì udon luộc với bánh mì: Mì udon là loại bột mì khô đã được nhào và ít chất dính. Mặt khác bánh mì là loại bột mì lên men được nướng và nhiều chất dính vì thế thông thường bánh mì âm hơn còn mì udon dương hơn. Tuy nhiên cũng có sự đảo ngược khi so sánh bánh mì nướng dương tính hơn mì udon lạnh đã được thêm gia vị. 


Ngưu bàng và táo: Ngưu bàng đâm xuống lòng đất, còn táo thì mọc cao ở trên cây; do đó ngưu bàng dương hơn còn táo âm hơn.


Nho và nho khô: Nho khô là do đã được sấy mất nước; vì thế nho khô dương hơn còn nho âm hơn.


Nho khô và quả hồ đào: Nho khô là loại quả mềm, còn hồ đào là loại quả cứng khi ăn thì ăn bên trong hạt của nó. Càng gần trung tâm tính dương càng mạnh; vì thế quả hồ đào dương hơn còn nho khô âm hơn.


Lá và cuộng cải thảo: Màu sắc: lá thì màu xanh đậm còn cuộng thì xanh nhạt. Lá rộng hình tròn còn cuộng thì dài. Hơn nữa so với là mềm thì cuộng cứng hơn; do đó cuộng dương hơn còn lá âm hơn.


Vỏ và lõi cà rốt: Dương tính có tính kết tụ vì thế tính dương tập trung ở trung tâm, còn âm tính có tính phân tán vì thế tính âm tập trung ở mặt ngoài. Do đó lõi cà rốt dương hơn còn vỏ âm hơn.


Cà rốt và cà chua: Cả hai đều có màu giống nhau nhưng cà rốt ăn phần củ sinh trưởng trong lòng đất và hướng xuống dưới, còn quả cà chua thì ăn phần quả sinh trưởng trên mặt đất. Hơn nữa so với cà rốt thì cà chua chứa nhiều nước hơn, vị cũng chua hơn. Cà rốt được thu hoạch vào cuối thu và đầu đông với khí hậu âm tính, còn cà chua được thu hoạch vào giữa hè với âm tính mạnh, vì thế cà rốt dương hơn.


Su hào và cà tím: Su hào sinh trưởng trong thời tiết mát mẻ, còn cà tím có thể sinh trưởng trong mùa hè nóng nhất. Su hào củ hình tròn béo, màu trắng, lá xanh; còn cà tím màu tím, thon tính dương mạnh. Hơn nữa cà tím sinh trưởng trong lúc tính âm mạnh nhất, và chưa nhiều năng lượng âm tính; do đó cà tím âm hơn.


Củ sen và ớt tây (ớt chuông): Cả hai đều rỗng ruột, củ sen được trồng vào mùa đông còn ớt chuông được trồng vào mùa hè. Lỗ rỗng của củ sen nhỏ hơn và được xếp đều nhau, còn ớt chuông lỗ rỗng bao với nhau thành hình cầu. Màu sắc: củ sen giống màu trắng, ớt chuông màu xanh. Khi ăn thì ăn phần cuộng còn ớt tây thì ăn phần quả;vì thế củ sen dương hơn còn ớt chuông âm hơn.


Nấm tươi và nấm khô: Nấm khô là nấm tươi đã được làm khô, mất nước; vì thế nấm khô dương hơn còn nấm tươi âm hơn.


Nấm khô to và nấm khô nhỏ: Nấm to hơn trên mặt đất thì tính âm sẽ mạnh hơn. Nấm khô to sẽ âm hơn, nấm khô nhỏ sẽ dương hơn.


Nấm khô và tảo bẹ (kombu): Cả hai đều mất nước nhưng nấm khô sinh trưởng trên mặt đất còn kombu sinh trưởng dưới biển lạnh. Vì thế kombu dương hơn, còn nấm khô âm hơn. Và súp nấm khô cũng âm hơn súp kombu.


Tảo biển (hijiki) và rong biển (wakame): Wakame màu xanh còn Hijiki màu đen. Wakame phẳng dài, còn Hijiki là những cái cuộng cuộn vào nhau. Do đó wakame âm hơn còn hijiki dương hơn.


Quả táo và quả hồng: Mùi vị: táo có vị chua còn hồng có vị chát (vị chát dương hơn vị chua). Quả táo vỏ màu đỏ nhưng ruột màu trắng. Mặt khác quả hồng có vỏ và ruột màu tương đối giống nhau. Do đó hồng dương hơn còn táo âm hơn. 


Quả hồng và quả quýt: Quả quýt nhiều nước hơn quả hồng, vì thế quýt mềm hơn còn hồng cứng hơn. Quả quýt mọc kết thành chùm còn quả hồng dính kết vào thân; do đó quả quýt âm hơn còn quả hồng dương hơn.


Quả quýt và quả lê: Quả quýt có thể sinh trưởng ở nơi lạnh còn quả lê có thể sinh trưởng ở nơi nóng; vì thế quả quýt dương hơn còn quả lê âm hơn.


Quả lê và quả chuối: So với quả lê thì quả chuối mọc ở vị trí cao hơn, to hơn và mềm hơn, chúng mọc thành từng buồng riêng biệt, đây chính là những đặc trưng của tính âm. Quả lê sinh trưởng ở vùng ôn đới còn quả chuối sinh trưởng ở vùng nhiệt đới nơi có tính dương mạnh ; vì thế quả lê dương hơn còn quả chuối âm hơn.


Nước và dầu: Dầu nổi trên mặt nước nghĩa là dầu nhẹ hơn nước, do đó dầu âm hơn còn nước dương hơn.


Dầu thực vật và dầu động vật: Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu động vật lập tức đông kết lại còn dầu thực vật thì không; do đó dầu động vật dương hơn còn dầu thực vật âm hơn.


Dầu vừng và dầu chiết xuất từ hạt cải dầu: Dầu vừng có màu nâu nhạt còn dầu từ hạt cải dầu có màu gần giống màu vàng. Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu đông nhanh là dầu vừng. Nghĩa là dầu vừng dương hơn còn dầu từ hạt cải dầu âm hơn.


Đậu phụ và đậu phụ cao nông (koyadofu): Đậu phụ cao nông là đậu phụ được phơi ngoài không khí làm đậu khô và lạnh; vì thế đậu phụ cao nông dương hơn, còn đậu phụ thường âm hơn.


Quả hồ đào(quả óc chó) và đậu đỏ: Quả hồ đào chứa nhiều tinh dầu còn đậu đỏ ít tinh dầu, dầu là âm tính mạnh (tham khảo mục nước và dầu). Quả hồ đào âm hơn còn đậu đỏ dương hơn.


Đậu đỏ và đậu tương: Đậu đỏ màu đỏ còn đậu tương màu hơi trắng và đậu đỏ nhỏ hơn đậu tương; vì thế đậu đỏ dương hơn còn đậu tương âm hơn. 


Đậu tương và đậu xanh: Khi ăn thì ăn đậu tương đã rang khô mất nước. Còn đậu xanh thon dài hạt có màu xanh vẫn chứa nhiều nước hơn so với đậu tương khô. Do đó đậu tương dương tính hơn đậu xanh.


Đậu xanh và ngô: Đậu xanh màu xanh còn ngô màu vàng. Hạt đậu to hơn hạt ngô. Đậu xanh có vị thanh còn ngô có vị ngọt. Do đó đậu xanh âm hơn.



Đậu hạt các loại đều giàu chất đạm có thể dùng thay thịt cá, nấu riêng hay chung với cơm với rau củ làm bột làm bánh. Khi dùng đậu làm thức ăn, nên để nguyên vỏ vì vỏ chứa nhiều sinh tố và chất bổ, đậu đỏ dương hơn cả, đậu váng ít dương hơn. Đậu đen, đậu xanh hơi âm; còn đậu nành rất âm, nên những món ăn làm bằng đậu nành như sữa đậu nành đậu phụ chao nên dùng ít, ngược lại đậu nành ủ lên men ngâm muối và để lâu ngày như tương ta (hạt lỏng), tương đặc (miso), tương nước (tamari) là những gia vị bổ dưỡng có thể dùng hàng ngày. .


Người xưa dựa trên mầu sắc, nhiệt độ hay mùi vị để phân biệt âm với dương. Ngày nay các bác sỹ Nhật Bản, tiêu biểu là giáo sư Ohsawa, dựa trên 2 hóa chất Potassium (K) và Sodium (Na) để phân định âm dương. Vật nào nhiều Sodium là dương, vật nào nhiều Potassium là âm. Các bác sỹ đề ra một phương trình: K/Na = 5, để làm tỷ lệ cho quân bình âm dương. Tất cả những vật có tỷ số cao hơn 5 là âm, có tỷ số dưới 5 là dương. Ví dụ: 


Gạo có K/Na = 4.5 là dương. 

Khoai tây có K/Na = 5.12 thì rất âm. 
Cam có K/Na = 5.7 cũng rất âm. 
Chuối có K/Na = 8.40 thì cực âm. 

Như vậy tỷ lệ âm dương quân bình trong cơ thể và dinh dưỡng luôn luôn là: 


1 dương : 5 âm. 


Dưới đây là bảng sắp xếp các đồ ăn theo thứ tự từ âm đến dương: 


NHÓM 1 ÂM (-): 


1) Các sản phẩm từ sữa: Phô mai. 

2) Đồ ngọt: Mật ong.
3) Giải khát: Nước giếng, nước khoáng, soda. 
4) Hải sản: Cá chép, cá hương, hào, hến, lươn, mực, sò, tôm hùm.
5) Thảo dược: Cam thảo tươi, dâu tằm (lá).
6) Ngũ cốc: Bobo, đại mạch, đậu xanh, kiều mạch, lõa mạch. 
7) Rau củ: Bạc hà, bắp ngô, cần, củ nưa, dền tía, mã đề, su đỏ, su hào, su su, thiên môn, tỏi 
8) Thịt: Cừu, gà, thỏ 
9) Thức ăn: Chả (heo chiên), chả giò, giò lụa 
10) Trái cây: Khế, lựu, mãng cầu (na), măng cụt, nhãn, ổi, vú sữa 

NHÓM 2 ÂM (- -): 


1) Các sản phẩm từ sữa: Sữa bò.

2) Đồ ngọt: Đường mạch nha, đường phèn.
3) Giải khát: Bia, nước đá lạnh, rượu đế.
4) Hải sản: Ếch, nhái, ốc bưu.
5) Thảo dược:
6) Ngũ cốc: Đậu nành, đậu phụng, tiêu (pepper) 
7) Rau củ: Bầu, củ cải đỏ, (củ) khoai từ, đậu lăng-tị đậu petite-pois, mồng tơi, rau muống, rau dền xanh, rau sam, khoai mì 
8) Thịt: Bò, heo, mỡ (động vật), ngựa, thỏ rừng 
9) Thức ăn: Dầu dừa 
10) Trái cây: Bứa, chanh, chôm chôm, dưa tây, dưa hấu, đào, lê, mít, nho, phật thủ, trái vải, trái hồng nước, trái sapotier.

NHÓM 3 ÂM (- - -): 


1) Các sản phẩm từ sữa: Bơ, kem, magarine, yogurt.

2) Đồ ngọt: Kẹo, chocolate, đường hóa học, mật mía.
3) Giải khát: Cà phê, champagne, coca cola, nước ngọt, rượu chát, rượu tây.
4) Hải sản:
5) Thảo dược: Gừng 
6) Ngũ cốc: Đậu lave, đậu ngự.
7) Rau củ: Atichoke, (bắp) hoa chuối, cà chua, cà ghém, cà tím, củ sắn (củ đậu), dưa chuột, đậu đũa, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai lang tía, măng tây, măng tre, me, mướp ngọt 
8) Thịt: 
9) Thức Ăn: Dấm chua, tầu vị yểu.
10) Trái cây: Bưởi, cam, quít, chuối, dưa bở, dưa gang, dứa (thơm), đu đủ, hồng (giòn), măng cầu xiêm, sầu riêng, trái vả, trái vú sữa.

NHÓM 1 DƯƠNG (+): 


1) Các sản phẩm từ sữa:

2) Đồ ngọt: Bánh cookies.
3) Giải khát: Sữa thảo mộc, trà bạc hà, trà lá sen, trà trinh nữ, trà lá sọ khỉ, trà tươi già, trà vú sữa.
4) Hải sản: Cá hồi, cá mòi, cá trích, khô cá mực, tôm tép.
5) Thảo dược: Lá Bồ Công Anh, cam thảo sao, hà thủ ô, hoa hồng khô, lá điền thất, rễ dâu tằm 
6) Ngũ cốc: Butter mè (vừng), cà phê gạo lứt, đậu bắp, đậu bạc, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, gạo trắng, hạt kê.
7) Rau củ: Bí đao, cải bắp, cải củ, cải radish, củ ấu, cúc tần ô, rau diếp đắng, rau diếp quăn, hành (củ), hẹ (củ và lá), củ hoàng tinh, hạt dẻ, hạt mít luộc, củ kiệu, mướp đắng, ngò (rau thơm), rau đắng, rau má, mít non (sống).
8) Thịt: Bồ câu, chó, chim đa đa, gà tây, vịt.
9) Thức ăn: Cải cay, chao, dầu cá thu, dầu egoma, dầu hướng quỳ, dầu đậu phụng, dầu mè, dầu olive, dưa cải, nước đậu huyết, nước mắm, thịt chà bông (ruốc), tương.
10) Trái cây: Anh đào, trái gấc, trái lekima.

NHÓM 2 DƯƠNG (+ +): 


1) Các sản phẩm từ sữa: Sữa dê.

2) Đồ ngọt: Bánh biscuit, mật nhân.
3) Giải khát: Trà đầu lân, trà điền thất, trà ngải cứu, trà ngũ trảo, trà tam thất, trà từ bi.
4) Hải sản: 
5) Thảo dược: Hà thủ ô chế, hắc mạch, hoàng liên, hoàng nàn, rễ bồ công anh, xuyên tâm liên 
6) Ngũ cốc: Gạo đỏ, hạt bí rang, hạt sen, hạt súng, hạt mít rang.
7) Rau củ: Bí ngô / rợ, carrot, cresson, củ mài, củ sắn dây, củ sen, diếp quăn đắng, hoa dầu lân, củ nghệ.
8) Thịt: Mèo.
9) Thức ăn: Cà nén, củ kiệu nén, dầu đậu nành, dầu dừa, hành nén, ô mai, trứng cá muối, trứng gà (có trống).
10) Trái cây: Táo ta, táo tầu, táo tây.

NHÓM 3 DƯƠNG (+ + +): 


1) Các sản phẩm từ sữa:

2) Đồ ngọt: 
3) Giải Kk dược: Đầu lân chế, điền thất chế, hùng hoàng, mật nhân chế, quế nhục, sâm, thục đậu, tam thất chế, xuyên tâm liên chế.
6) Ngũ cốc: 
7) Rau củ: 
8) Thịt: Chim trĩ.
9) Thức ăn: Cà nén phi, muối biển.
10) Trái cây:

















































Tags:

Written by

But nevemind.

1 nhận xét:

  1. Thank for sharing this useful article. It happens to speak to me at the right time. Create a happy day :)

    Trả lờiXóa

 
@2015 | Designed by SuperDoctor