History & Future of Medicine

Share & Comment




Giới thiệu

Khóa học cung cấp cho mọi người một cái nhìn thẳng thắn vào lịch sử y học hiện đại và cổ xưa, Đông y và Tây y. Đó là một cái nhìn biện chứng khách quan vào những sai lầm lịch sử để có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bên cạnh đó là nêu ra khả năng của việc kết hợp chữa trị dựa trên một triết lý chung, quy chuẩn duy nhất. 

Độ dài video: 0 giờ 0 phút.
Các ngôn ngữ: Việt.



Nội dung khóa học

Phần 1: FDA, AMA và Big Pharma

1. Ngàn lần nói sai thành chân lý >>

Đa số chúng ta khi sinh ra tới khi chết đi nếu bạn không tinh ý bạn sẽ bị dẫn dắt bởi giáo dục, truyền thông đang hàng ngày tẩy não chúng ta một cách hết sức tinh vi và có hệ thống .

Tây Y đã tiến bộ và phát triển mạnh mẽ trong khoảng 100 năm trở lại đây. Bên cạnh những thành tựu xuất sắc, đặc biệt của các trị liệu bằng phẫu thuật, vi phẫu thuật, đặt implant, thay ghép tạng, sử dụng tế bào mầm,…người ta nhận ra là vẫn có một bộ phận của Tây Y trở nên ì ạch không phát triển gì nhiều. Đó là sự tồn đọng của nhiều bệnh thường gặp mà nguyên nhân vẫn còn không được biết rõ! Và vì thế, những trị liệu hiện nay chỉ có tính cách trị triệu chứng hoặc trị liệu tạm thời. Ví dụ bệnh suyễn, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh vảy nến, bệnh vảy cá,…nhất là Tây Y chưa giải quyết được một bệnh ác tính đang tăng nhanh trong thời đại này, đó là bệnh ung thư.


Khi nhìn về y học cổ truyền, thì người ta lại nhận ra rằng y học cổ truyền đã thất lạc mất rồi. Dù đã được phục hồi phần nào trong thời gian gần đây nhưng nền y học cổ truyền đã bị thất lạc rất nhiều kiến thức mà nó đã xây dựng qua hàng ngàn thế kỷ! Điều đáng sợ, là không phải nền y học cổ truyền tự nó suy tàn, mà nó đã bị bức tử trong đầu thế kỷ 20.


Có thông tin cho rằng chính giới tài phiệt của nước Mỹ, vì cạnh tranh, đã tiêu diệt nền y học cổ truyền với mục đích kiếm lợi.


Dĩ nhiên một người sáng suốt sẽ không quá khích, như những người chủ trương thuyết âm mưu, cho rằng nền Tây Y là không giá trị. Ngược lại, phải thấy rõ cái vĩ đại mà ngành Y bây giờ đã đạt được trong thời gian ngắn khoảng 100 năm trở lại đây. Phải thấy biết ơn những gì mà giới tư bản đã đóng góp cho các trường Y trên thế giới, giúp ngành Y có được những thành tựu như ngày nay.


Nhưng, không vì thế, mà ta không biết một chút về mặt trái của tư bản, của cái gọi là Quỹ Rockefeller.


“Vấn đề của các hệ thống y tế là nó được điều hành bởi các nhà tài phiệt để phục vụ cho các mục đích tài chính. Nó chẳng sinh lợi gì trừ khi có người bị bệnh, do đó toàn bộ hệ thống y tế được thiết kế để làm con người càng ngày càng bệnh tật nhiều hơn.” - Tiến sĩ bác sĩ Guylain Lanctor, tác giả của ‘The Medical Mafia: How to Get Out of It Alive and Take Back Our Health & Wealth’ 


Việc tẩy não quần chúng được ngành Dược bắt đầu rất sớm.


“Ai nắm giữ quá khứ sẽ kiểm soát tương lai. Ai nắm giữ hiện tại sẽ tóm gọn quá khứ” 


Phải có sự hiểu biết cặn kẽ về Cục Quản lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA), nhất là về những cộng sự và lịch sử tăm tối của Cục - George Orwell’s (in Nineteen eighty four)

Cục quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) lúc mới bắt đầu thành lập chỉ là một ban quản lý hóa chất, thời gian sau được gọi là Cục quản lý hóa chất, mãi về sau mới đổi tên thành FDA. Cái tên đã được thay đổi nhằm che dấu các dự án hóa chất công nghiệp. Cơ quan này cấp cho các công ty tư cách pháp lý để đưa hóa chất vào thực phẩm và giúp các hãng dược phẩm bằng cách chứng nhận “được FDA chấp thuận”. Người dân sẽ không có bằng chứng pháp lý nào để chống lại ngành công nghiệp hóa chất được.


Công việc thực sự của nó đã và đang làm là “thông qua” hoặc “xử phạt” những sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hóa chất. Và với quyền lực này, nó che dấu một cách hợp pháp cho những hóa chất trong ngành công nghiệp, bằng cách tuyên bố cái gì mới là “an toàn”.


Nó đều đặn chia sẻ những dữ liệu được bảo mật với các nghiệp đoàn hóa học cộng sự, để làm giảm nhẹ trách nhiệm. Ví dụ, những thông tin ô nhiễm mà họ đã ém nhẹm trước công chúng. Đây là những vấn đề thuộc “quan hệ công chúng”


Mô hình FDA hiện đại hơn được tiến hành vào năm 1913 - trong cùng một thời điểm thành lập ra quỹ Rockefeller. Tay nắm tay, FDA – Quỹ Rockefeller và Hiệp hội y tế Hoa Kỳ (AMA) cùng nhau hoạt động sát cánh.


Quỹ Rockefeller được thành lập vào năm 1913, với mục đích trọng yếu là nhắm vào lãnh vực y học và đào tạo y khoa. Tài trợ ban đầu của Rockefeller cho trường y đạt trên 550.000.000 dollar. Chỉ trong năm 1928, Quỹ Rockefeller đã tài trợ tiền cho 18 trường Y trên khắp 14 quốc gia. Từ đó, những cộng sự của Rockefeller tại FDA đã bắt đầu thúc đẩy cuộc cạnh tranh khốc liệt với tất cả các loại thuốc nào được coi là “đối lập” với ngành công nghiệp hóa chất.


“Tôi sẽ không đời nào công nhận mọi loại thuốc mới nào, trừ phi loại thuốc ấy đến từ một hãng dược khổng lồ với những nguồn tài chính vô hạn. “ - Tiến sĩ Richard J.Crout, giám đốc của cục quản lý thuốc của FDA (Spotlight, 18 tháng 1, 1982)


Các loại thảo dược bị đàn áp là tất cả thứ mà FDA không thể kiểm soát, và khống chế bằng các tấm bằng sáng chế. Thuốc từ tự nhiên sẽ chẳng bao giờ có thể được cấp bằng sáng chế cả. Đó là lý do tại sao tất cả các liệu pháp thiên nhiên và không gây độc hại hiển nhiên trở thành “thuốc bịp bơm” theo cách gọi của FDA, của ngành công nghiệp hóa chất và của ngành y. Ngược lại chỉ có những hóa chất trái với tự nhiên, như phi hữu cơ và chất độc, là có thể được cấp bằng sáng chế còn những loại thuốc không chứa độc tố được xem là một mối đe dọa trong việc kinh doanh thuốc.


“FDA bảo vệ các tập đoàn dược phẩm lớn, sau đó được nhận lại sự khen thưởng. FDA sử dụng quyền lực của chính phủ, họ tấn công những ai gây nguy hại cho các hãng dược lớn. Người dân nghĩ rằng FDA đang bảo vệ họ. Nhưng không phải thế. Những gì mà FDA đang làm và những gì mà người dân tưởng như vậy, thực sự hoàn toàn trái ngược như ngày với đêm.” - Tiến sĩ Herbert Ley, cựu thành viên hội đồng của FDA.


Vào năm 1919, việc Rockefeller trao tặng một số trường y ở Canada 5.000.000 dollar đã góp phần tạo nên nền giáo dục y khoa Canada đến tận thế kỷ 20.

Y học thời đó làm gì có cái thị trường sinh ra lợi lộc như bây giờ, thế nên các trường y đã phải nương nhờ vào các khoản viện trợ của Rockefeller dành cho những trường đào tạo đạt yêu cầu. Ngành Y nhận tài trợ và chấp nhận điều kiện của Rockefeller là phải tuân thủ các quy định:


- Một là, từ bỏ các thể loại y học cổ truyền thống và các dược liệu tự nhiên, thay vào đó là một thế hệ mới các sản phẩm thuốc từ các dẫn xuất hóa học.


- Hai là phải xóa bỏ toàn bộ nền y học của quá khứ. Điều gì đã xảy ra để khơi mào cho nạn đốt sách ở khắp nơi? Trong một vài trường hợp, chính FDA đã thiêu hủy sách. Quả là một thời kỳ gian nan cho các bác sĩ theo truyền thống trị liệu tự nhiên (traditional naturopathic)


Tất cả những ai bất đồng chính kiến, cố nắm giữ quá khứ, có quan điểm tổng quan, dùng các liệu pháp thiên nhiên để chữa bệnh, từ nay sẽ được xem như bị quỷ ám, một dạng “lang băm” đối với hệ thống đào tạo y khoa chính quy, dù cho đó có là những “lang băm” từng đoạt giải nobel y học, và kết quả thu được sâu rộng đến chừng nào.

Có các vitamin hay sữa tươi có thể thực sự tiêu diệt các tế bào ung thư. Điều đó có nghĩa là có khi chỉ cần thực dưỡng mà chẳng cần phải có các bác sĩ với những phương pháp chữa bệnh nào nữa. Thực dưỡng như vậy là bất hợp pháp, dù bằng cách này hay cách khác, vì chẳng có một phương pháp thực dưỡng nào được “chấp thuận” cả.

Đã có một mối quan hệ bất chính được hình thành giữa hiệp hội Y học Hoa Kỳ, FDA, và Quỹ Rockefeller. Để đảm bảo sự tuân thủ hợp đồng của các trường Y, quỹ Rockefeller thường xuyên nhấn mạnh các trường Y phải đặt nhân viên của Quỹ Rockefeller vào ban giám đốc điều hành.


Hệ thống pháp lý mới củng cố sự độc quyền của ngành Y, cùng với sự độc quyền ở lĩnh vực công nghiệp hóa dầu của Rockefeller trong quá khứ. Thay vì chỉ sở hữu tất cả các nguồn dầu khí, đế chế Rockefeller hiện nay đã kiểm soát hầu hết tất cả các loại thuốc men tiêu dùng. Nó sở hữu vị chúa sơn lâm, được gọi là “công nghiệp dược phẩm”, mà trước đây là ngành công nghiệp hóa chất. Lại một lần nữa, thuốc men sẽ được kiểm soát và điều chế để chống lại người dân Mỹ. Hệ thống từ đó phân nhánh vươn ra trên toàn thế giới.


Suốt cả cuộc đời, John D. Rockefeller đã từ chối uống loại thuốc thế hệ mới. Trái lại, cả đời ông lại sử dụng những phương pháp có tính toàn diện của y học truyền thống cho mục đích sức khỏe của chính mình. Nhiều người bạn của ông tại FDA và AMA cũng cùng một kiểu như thế.


Sau khi Rockefeller cưỡng chiếm các trường y, thì các bệnh chết người như bại liệt tim và ung thư thực sự bùng phát.


2. Những điều bạn có thể chưa biết về ung thư >>

"Từng có một chuyên gia u não chiễm trệ trong phòng khách của tôi bảo với tôi rằng, anh ta sẽ chẳng bao giờ xạ trị, nếu như chẳng may bị u não đi nữa. Và tôi hỏi anh ta rằng, thế chẳng phải anh vẫn chuyển người ta đến khu xạ trị sao? Anh ta điềm nhiên trả lời, phải thế thôi, nếu không tôi sẽ bị tống cổ khỏi bệnh viện” - Tiến sĩ, bác sĩ Ralph Moss.

Nếu mắc bệnh ung thư thì: 90% bác sĩ ung thư học sẽ không bao giờ chấp nhận chiếu xạ cho ung thư phổi. 84% sẽ không chấp nhận hóa trị cho ung thư đại tràng.


Nghiên cứu của đại học Harvard được công bố tại viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ : “Có sự khác biệt về sự thuận tình chấp nhận các liệu pháp kháng ung thư của các bác sĩ chuyên khoa ung thư khi chính họ bị bệnh.”

Liệu pháp hóa trị và xạ trị được cho là phương pháp điều trị ung thư khoa học nhất. Tuy nhiên, những con số khoa học đó chẳng ăn khớp gì với nhau.


100% quá trình điều trị đều độc hại.


Tính trung bình, Liệu pháp hóa trị và xạ trị chỉ có hiệu quả 4-5% trong cả một quá trình phục hồi dai dẳng.


Cụm từ "điều trị thành công" được các bác sĩ chuyên khoa ung thư và y văn định nghĩa là không có các khối u, điều 
chẳng có tí dính dáng gì đến ung thư, trong vòng 5 năm. Và họ tiếp tục đếm con số bệnh nhân "sống sót" dù cho 6 năm sau là những người này có chết đi chăng nữa. Những con số này tiếp tục được họ xào nấu thành tỷ lệ chữa bệnh của mình. Đây là một trong những cách mà khoa học điều chế cho ra đúng thuốc khớp với những con số của mình.

“Những nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng, những bệnh nhân ung thư không điều trị sống lâu hơn gấp 4 lần những bệnh nhân điều trị. Đối với các loại ung thư điển hình, thì người từ chối điều trị có thể sống dao động trong vòng từ nửa năm đến 12 năm. Còn những ai chấp nhận phẫu thuật, hay các phương pháp trị liệu khác như hóa trị, xạ trị, cobalt chỉ có một mức trung bình là 3 năm.” - Tiến sĩ Hardin Jones, bộ môn sinh lý học, đại học California, Berkeley.


Tất cả những phương pháp điều trị hạt nhân và hóa trị được biết là căn nguyên gây ra và di căn ung thư.


Những phương pháp vô lý này được gọi là “biết được mặt trái của hiệu quả”. Động thái sàng lọc để phân loại ung thư cũng cùng một kiểu với phương pháp điều trị, đưa ra càng nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm phóng xạ và các độc chất công nghiệp càng tốt. Đây là lý do mà con số mắc bệnh ung thư vú bùng phát cùng với sư gia tăng những thử nghiệm chụp nhũ ảnh.


Trường hợp tử vong do bác sĩ điều trị đứng thứ 3 trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Mỹ trích từ thống kê riêng của các tổ chức y tế. Cái chết bởi thầy thuốc bình thường tới nỗi người ta đã gói gọn nó trong một từ "iatrogenic" (do thầy thuốc).


Các cô gái phải trải qua hóa và xạ trị phải đối diện với nguy cơ 35% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vào độ tuổi 40, 75% là điều này sẽ xảy ra cao hơn cái mức trung bình 35% kia. Bức xạ quang tuyến vú cũng sản sinh ra các loại ung thư, đặc biệt là ở vùng ngực.


“Một nghiên cứu với hơn 10.000 bệnh nhân cho thấy rõ ràng rằng chỉ định hóa trị mạnh cho chứng Hodgkin (u hạch bạch huyết) được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án thực là trò lừa bịp. Những bệnh nhân trải qua hóa trị, có hơn 14% phát triển các bện bạch cầu và hơn 6% phát triển ung thư các cơ xương khớp gấp hiều lần những bệnh nhân không phải trải qua hóa trị liệu."- Tiến sĩ bác Sĩ y khoa John Diamond


Tiến sĩ Ewan Cameran, đã 2 lần thắng Linus Pauling ở giải Nobel tại Scotland (mà nghiên cứu của Linus sau này đã được nhân rộng trên các nghiên cứu tại Canada và Nhật Bản), bằng nghiên cứu so sánh giữa việc điều trị vitamin C với hóa trị liệu.


Đoán thử xem, nhóm bệnh nhân này sẽ sống dai hơn thời gian trung bình của các bệnh nhân ung thư là bao lâu? Và số bệnh nhân trong nhóm này là bao nhiêu?


Vitamin C giúp kéo dài tuổi thọ trung bình của các bệnh nhân ung thư lên gấp 6 lần, và đương nhiên cũng làm chất lượng đời sống của họ tốt hơn. Có một sự khác biệt so với thực tế là Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch, thay vì làm suy yếu nó hơn như hóa trị đã làm.


“Là một nhà hóa học được đào tạo để giải thích dữ liệu, thông tin này khiến tôi khó mà chấp nhận rằng các bác sĩ đã bác bỏ bằng chứng rõ ràng rằng càng hóa trị bao nhiêu, càng hại nhiều hơn là lợi.” – TIến sĩ Alan Nixon, cựu chủ tịch của hiệp hội hóa học Hoa Kỳ.


Bệnh nhân ung thư đều có nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu bất kỳ lúc nào, điều đó là hiển nhiên vì hóa trị liệu đã phá hủy hoàn toàn hệ thống miễn dịch của bệnh nhân và do đó vi khuẩn đã từ đó dễ dàng xâm nhập và giết chết bệnh nhân. Thông thường thì những trường hợp như thế này lại được tính là “tử vong do nhiễm trùng máu” thay vì là tử vong do ung thư. Đó là một phương cách khác để hội đồng y tế thao túng các số liệu thống kê về sự an toàn và hiệu quả của hóa trị và xạ trị liệu pháp.


Các công ty hóa chất đã tạo ra vấn đề, để họ có thể kinh doanh trên chúng ta bằng giải pháp của riêng họ. Các giải pháp phòng tránh mà họ nói chỉ đơn giản là không để lộ ra thứ chất độc mà họ đang kinh doanh.


Tiếng nói của họ vô cùng mạnh mẽ trên các kênh truyền thông đại chúng cho nên họ mặc nhiên có thể đổ lỗi những bệnh tật đã gây ra cho chúng ta là do mặt trời. Chứng thiếu hụt vitamin D rất là phổ biến hiện nay, chứng minh rằng mọi người đã không nhận được đủ ánh sáng mặt trời.


Thời gian trung bình đã dự kiến để chữa bệnh thường được kéo dài thêm 4% trên tổng số quá trình. Đó là chưa tính trong vòng 5 năm trở lại đây họ đã dùng những tinh đồn để gian lận các thông số chữa trị)


Vì vậy, với lượng độc tố trong các “phương pháp điều trị quy chuẩn”, thì có khoảng 96% khả năng là phương pháp điều trị sẽ giết bạn, nhiều hơn là căn bệnh ung thư sẽ giết chết bạn.


Ngay từ khi còn là sinh viên các bác sĩ đã nhận quà của Big Pharma, càng về sau sự nghiệp thì những món quà này càng lớn hơn.


Các bác sĩ chuyên khoa khác chỉ đơn giản là viết toa thuốc, nhưng riêng bác sĩ chuyên khoa ung bứu, trị ung thư, có lợi nhuận cao hầu như đều nhờ mua sỉ các loại thuốc chống ung thư trên thị trường và bán chúng cho bệnh nhân với giá trên trời. Họ cho bệnh nhân biết rằng những người này sẽ chết nếu không có thuốc." (NBC Nightly News story- Các bác sĩ khoa ung thư thu lợi nhuận từ các thuốc hóa trị liệu. )


“Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở đất nước này chết vì hóa trị. Liệu pháp hóa trị không trị hết ung thư vú, ung thư đại tràng hay ung thư phổi. Sự thực này đã được ghi nhận trong hơn một thập kỷ qua, nhưng các bác sĩ vẫn áp dụng hóa trị đối với những khối u loại này. Nữ giới bị ung thư vú có nguy cơ chết nhanh hơn là không có hóa trị.” - Bác sĩ y khoa Alan Levin.


“Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (The American Cancer Society) đã cố gắng hủy đi nền tảng nghiên cứu của tôi”. - Tiến sĩ Albert Szent Gyorgyi, người nghiên cứu những đột phá của vitamin C, người chiến thắng giải Nobel Y học năm 1937 .


​Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ – The American Cancer Society. Bạn đoán thử xem tổ chức này được thành lập khi nào và và bởi ai ?


Tổ chức này được thành lập bởi John. D. Rockefeller Jr., trong năm 1931 màu nhiệm, cùng với thời điểm khi ngài “hiến tặng” tài sản cho đại học Havard. Bạn có tin rằng một ngày đẹp trời nào đó, họ sẽ công bố phương pháp chữa lành bệnh ung thư, và vứt bỏ chiếc xe tải chất hàng đống tiền của mình không? Và bạn sẽ hiểu tại sao vitamin C lại đe dọa đến sứ mệnh của họ?

Chúng ta được giáo dục để tin vào “kỳ tích” của hóa dược hiện đại, là vượt trội hơn so với các loại thảo dược truyền thống. Nhưng cái mà họ không đề cập đến là khoảng từ 50-70% thành phần hóa học của thuốc hiện đại được trích từ các thành phần thảo dược. Chính các hợp chất hữu cơ ấy là lý do tại sao một số loại hóa dược đôi khi lại có hiệu quả.


Theo ghi nhận của ủy ban điều tra dân số Hoa Kỳ thì Ung thư là sát thủ đứng thứ 2 ở nước Mỹ nhưng hầu hết những ca tử vong là do phương pháp điều trị chứ không phải do bệnh ung thư. Các loại dược phẩm là kẻ giết người đứng thứ 4. Nước Mỹ sở hữu một hệ thống y tế nguy hiểm và đắt tiền nhất thế giới. Hệ thống này tạo ra 60% tất cả các vụ phá sản tại nước Mỹ.


“Không chỉ có một, mà còn rất là nhiều những phương pháp chữa trị cho bệnh ung thư. Nhưng tất cả những phương pháp còn lại đều bị ACS, NCI và các trung tâm ung thư lớn đàn áp. Bởi hiện tại họ đang có quá nhiều lợi nhuận trong chuyện này”. - Tiến sĩ, bác sĩ y khoa, tác giả của chế độ ăn kiêng Atkins.


Bệnh viện và tòa án ngày nay đều như nhau, có động tới hay không cũng đều đưa cho bệnh nhân giấy thông báo phán quyết tử hình. Mà trong nhiều tình huống, phán tử hình cho nhiều người đáng lẽ không bị tử hình. Tại sao lại nói như thế? Lấy ung thư làm ví dụ, trong tâm con người ngày nay ung thư đồng nghĩa với tử hình. Kỳ thực nếu như chúng ta không gọi nó là ung thư, thế thì đối với bệnh nhân mà nói, chính là mang cho bệnh nhân một tia hi vọng, bằng như lưu lại cho họ một cơ hội sống. Cho nên mới nói, bệnh nhân ung thư ngày nay có đến hơn một nửa là bị dọa chết, là bị áp lực tinh thần dày vò đến chết. Đồng thời cũng chính là bị bệnh viện hành hạ đến chết.

Bởi vì một khi bạn bị chẩn đoán thành bệnh ung thư, họ sẽ có thể không kiêng nể gì cả mà tùy ý xử lý bạn, điều trị mà không chết coi như mệnh của bạn lớn, điều trị mà chết, thì là do bệnh của bạn là ung thư. Sự thực mà nói, không có bệnh gì là trị không khỏi, chỉ là xem cái tâm của bạn có thể buông xuống được không. Tất cả bệnh tật đều từ tâm sinh, tất cả bệnh tật cũng đều từ tâm mà trị. Chỉ cần bạn vẫn còn sống thì bạn vẫn còn cơ hội. Tìm thấy được cơ hội này, áp dụng nó đối với việc trị bệnh ung thư, bạn sẽ khỏe mạnh trở lại.

3. Trong chẩn đoán của bác sĩ, có 3 phần là chẩn đoán sai >>

Chẩn đoán của bác sĩ có 3 phần là sai. Nếu như khám bệnh ở phòng khám, tỉ lệ chẩn đoán sai là 50%. Nếu như bạn ở lại bệnh viện, để các bác sĩ trẻ khám, các bác sĩ khác cũng khám, mọi người cùng điều tra, thảo luận, làm đầy đủ những thứ cần làm như siêu âm, chụp CT, hóa nghiệm, thì xác suất chẩn đoán sai là 30%.

Thân thể người là vô cùng phức tạp. Bác sĩ nào cũng hy vọng chữa khỏi được bệnh một cách nhanh chóng, cũng đều hy vọng xác suất chẩn đoán sai là thấp nhất, nhưng để khống chế được cũng rất khó. Chỉ cần làm bác sĩ, không có chuyện không chẩn đoán sai. Bác sĩ ít tiếng tăm phạm sai lầm nhỏ, bác sĩ nổi tiếng phạm sai lầm lớn, bác sĩ mới vào nghề phạm sai lầm mới, bác sĩ lâu năm phạm sai lầm cũ, bởi vì bác sĩ nổi tiếng, bác sĩ lâu năm gặp phải rất nhiều những ca bệnh khó! Đây là quy luật.

Tỉ lệ chẩn đoán sai tại Mỹ là khoảng 40%, tại Anh là 50%. Chúng ta nên có một cách nhìn đúng để đối đãi với việc chẩn đoán bệnh sai. Chẩn đoán sai do nhiều phương diện tạo thành, rất phức tạp, không thể nói rõ ra hết được, nhưng có thể nói cho mọi người một nguyên tắc: Nếu như ở một bệnh viện, bị bác sĩ chẩn đoán bạn mắc một căn bệnh nào đó, bạn nhất định phải tới một bệnh viện thứ hai để xác thực. Đây là phương pháp đơn giản nhất để giảm thiểu việc chẩn đoán sai.

Có một số điều không phải là vấn đề chẩn đoán sai. Ví dụ như nói gan nhiễm mỡ, đó không phải là bệnh. 20 năm trước, trong bất kỳ cuốn sách nào, cũng đều không có những từ này, đây hoàn toàn là vấn đề do siêu âm gây ra. Có máy đo siêu âm, đặt đầu dò vào vị trí bụng dưới: Ồ! Bạn bị gan nhiễm mỡ! Từ này liền được nói ra.

Trong thân thể có nhiều mỡ, trong các cơ quan nội tạng của bạn nhất định có nhiều mỡ, vấn đề là có nhiều mỡ như vậy có khiến bạn mắc bệnh hay không? Những bác sỹ hàng đầu đã làm rất nhiều cuộc giải phẫu, chưa từng phát hiện trường hợp nào gan bị xơ cứng hay tổn thương do bị nhiễm mỡ gây ra cả. Có người nói hiện tại gan của bạn bị nhiễm mỡ nhẹ, qua 2 năm nữa mức độ nhiễm mỡ sẽ nặng lên, sau đó sẽ biến thành xơ gan, cuối cùng là ung thư gan, những người nói như vậy đều không có bất kỳ chứng cứ nào.

Ngoài ra còn có gan nhiễm cồn, cho rằng uống rượu gây tổn hại lớn cho gan. Nồng độ rượu gọi là ethanol, ethanol đến gan và phân giải ở đó, như một cái kéo, khiến 2 phân tử cacbon bị cắt đứt, sản phẩm cuối cùng là nước và carbon dioxide, carbon dioxide được bài tiết ra ngoài qua đường thở và niệu. Nếu như gan của bạn như cái kéo, sao bạn phải sợ uống rượu? Quan trọng không phải là làm tổn hại gan, tế bào gan chết đi rồi có thể tái sinh, quan trọng là nó gây tác hại tới tế bào thần kinh. Trong thân thể chỉ có các tế bào thần kinh là cả đời không tăng thêm, chỉ có bị giảm bớt. Mỗi lần say rượu, đều phải hy sinh một lượng lớn tế bào thần kinh.



Phần 2: Về y học cổ truyền

1. Người ta đã bóp méo và cắt xén y học cổ truyền như thế nào? >>

Từ lâu Lỗ Tấn đã phán cho Trung y một câu “kẻ bịp bợm cố ý hoặc không cố ý”. Dĩ nhiên, sau khi Lỗ Tấn học các sách Tây y về sinh lý, giải phẫu ông mới nói thế. Điều thú vị là chính phong trào Ngũ Tứ đã giáng đòn chết người vào số phận của Trung y. 

Khoa học đồng nghĩa với tiến bộ, là có lý tính, là hiện đại. Do đó lý thuyết Trung y không dung hòa với hệ thống luận chứng dĩ nhiên bị coi là “không khoa học” rồi. Lẽ tự nhiên, Trung y trở thành “khoa học giả hiệu” và bị phê phán.

Nhà duy tân Lương Khải Siêu nói: cho dù Trung y có thể chữa được bệnh, thế nhưng chẳng ai có thể nói rõ được cái lý lẽ tại sao nó có thể chữa được bệnh. Sau đấy lại đến học giả Hồ Thích nói: Tây y có thể nói rõ bệnh nhân mắc bệnh gì cho nên dù nó không chữa khỏi bệnh thì nó vẫn là khoa học, Trung y tuy có thể chữa được bệnh nhưng lại chẳng nói rõ bệnh nhân mắc bệnh gì cho nên Trung y không khoa học.

Tóm lại các vị đại sư sáng lập nền văn minh khoa học cận đại của Trung Quốc ấy đồng thời cũng sáng lập lịch sử trách cứ Trung y phi khoa học, Trung y là khoa học giả hiệu. Cũng chính vì thế mà những người ủng hộ Trung y luôn luôn muốn chứng minh họ có tính khoa học, đáng tiếc rằng khi làm việc đó họ lại sử dụng mớ lý thuyết của Tây y, vì thế càng chứng minh tính khoa học của Trung y thì lại càng làm cho hình ảnh của nó trở nên xấu đi.

Trong một cuộc hội thảo về Trung y, giáo sư Lục Quảng Tân, một nghiên cứu viên cấp cao ở Viện Khoa học Trung y Trung Quốc nói: Trong 100 năm qua, Trung y bị người ta cắt xén và xuyên tạc.

Vậy nó bị cắt xén và xuyên tạc ở điểm nào? Giám đốc Viện Bảo tàng Y dược dân gian kiêm phó nghiên cứu viên Trung y Lưu Quang Thụy có kể một chuyện như sau: 

Ông và cha ông là Lưu Thiếu Lâm có viết cuốn sách “Thuật chích huyết của dân gian Trung Quốc”. Trước khi xuất bản, người biên tập dùng quan điểm Tây y đọc sách ấy và đưa ra nhiều thắc mắc. Lưu Quang Thụy nói nếu dùng tiêu chuẩn và quan điểm của Tây y để xem xét Trung y thì thật là không công bằng.

Chuyện trên chẳng khác gì việc một người đàn ông đẹp trai khỏe mạnh, bỗng dưng có người dùng tiêu chuẩn cơ thể của phụ nữ để xem xét anh ta và nhận xét vú không nở này, không có cơ quan đẻ con này, rồi kết luận anh ta không thể sinh ra thế hệ nối tiếp, không thể gọi là người được, là “người giả hiệu”. Người đàn ông ấy lại không kiên trì nói mình có đặc trưng riêng của đàn ông mà chỉ phân bua mình có cơ bắp phát triển, cũng có hậu môn…

Ngày nay, với tư cách là thứ nhãn mác có hiệu lực nhất của hình thái ý thức, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong thể chế của Trung y. Những người hành nghề Trung y giờ đây không thể không diễn tả mối quan hệ giữa Trung y bằng lời lẽ khoa học hóa, hiện đại hóa trong cái môi trường phát ngôn như thế. Người ta rất ít nêu thắc mắc về cường quyền khoa học kỹ thuật của tiến trình toàn cầu hóa.

Và thế là Trung y cũng bắt đầu cải cách đi theo kiểu hiện đại hóa của Tây y. Nói cho đúng ra, tức là bóp méo nó lựa ý chiều theo Tây y, chủ động tiếp nhận sự cắt xén. Khi “văn hóa phương Tây” và “khoa học hiện đại” trở thành thước đo đánh giá Trung y thì lẽ tự nhiên nó cũng trở thành công cụ cải tạo Trung y.

Trung y đã đi trên con đường hiện đại hóa rất lâu. Điều đáng tiếc là trong quá trình ấy ta thấy Trung y đang mất dần truyền thống và các tinh hoa của mình. Y học cổ truyền là nền y học kinh nghiệm đã tư nhân hóa rất cao, người ngoài nhìn vào thấy không thể nào hiểu nổi. Phương thức hành y của Trung y là mối quan hệ một - một giữa thầy thuốc với người bệnh, phương thức giảng dạy của nó theo kiểu thầy kèm cặp trò truyền nghề. 

Thế nhưng ngày nay người ta thay đổi mối quan hệ thầy kèm cặp trò ấy thành Đại học Trung y, tuy có dạy được kiến thức nhưng lại không truyền được những ý hiểu ngầm; phương thức hành nghề y kiểu tọa đường (ngồi nhà bên giường bệnh) lấy cá nhân thầy thuốc là chủ thể, nay thay đổi thành bệnh viện Trung y cỡ lớn chia thành các phân khoa theo hệ thống Tây y. Việc điều trị cũng không còn là sự hiểu biết một - một nữa, không còn là sự theo dõi nắm vững toàn bộ con người bệnh nhân và các thay đổi của bệnh nhân mà đã trở thành phương án điều trị kiểu dây chuyền, trình tự hóa. Việc kê đơn thuốc trước kia là bệnh nào thuốc ấy, cho thuốc tùy theo tình hình cụ thể của bệnh nhân, thậm chí còn xét tới cả thời tiết hôm đó thế nào, khí sắc của bệnh nhân thay đổi ra sao mà tăng giảm vị này vị kia…, nay tất cả đều diễn biến ra thành đơn thuốc có sẵn, thuốc bào chế sẵn, kê đơn theo tên bệnh. Tại một số bệnh viện Trung y, thậm chí thuốc tây chiếm 99% thuốc Trung y.

Hiện nay chúng ta lấy mô hình Tây y và phương thức tư duy của Tây y làm mạch suy nghĩ và cái khung để phát triển Trung y, mà cái khung ấy rõ ràng không hợp với đặc điểm riêng của Trung y, do đó việc hiện đại hóa Trung y theo cái khung này liệu còn có thể gọi là Trung y được nữa không ? Những gì ta thấy chỉ là sự vận dụng với số lượng cực ít các thứ thuốc Bắc dưới sự chỉ đạo của Tây y mà thôi.

Điều đáng tiếc là sau mấy chục năm cải cách hiện đại hóa, Trung y lại ngày càng sa sút. Người ta chỉ còn thấy sự thần kỳ của Trung y trong vở Hàn kịch “Đại trường kim”, nhưng sự kỳ diệu ấy cũng chỉ chủ yếu thể hiện trên mặt dưỡng sinh mà thôi.

Bởi thế hiện nay tại hầu hết các bệnh viện Trung y, bệnh nhân đến đó không phải là để tìm thầy thuốc Trung y, cho dù tìm được thầy thuốc Trung y thì họ cũng chỉ để xin mấy viên thuốc, tiêm mấy mũi. Chỉ có các bệnh mãn tính hoặc yêu cầu về mặt “dưỡng sinh” thì mới xin kê đơn cho một ít thảo dược về nhà sắc lên uống.

Chính là do cuộc tranh cãi ngót 100 năm nay về “Trung y không khoa học” mà ngay tại mảnh đất xưa kia bao thế hệ tổ tiên đều chữa bệnh bằng Trung y này, một bộ phận khá lớn các hậu duệ của họ đã không còn tin rằng Trung y chữa được bệnh nữa. Các bệnh viện Trung y với tư cách là sự tô điểm thêm cho hệ thống chữa bệnh ở Trung Quốc cũng dần dà biến thành nơi yên tâm mà “bổ âm tráng dương” trong mắt mọi người. Các bệnh viện đó trở thành bệnh viện Tây y giả hiệu.

Trung y nói riêng, Đông y nói chung cũng đều là chung một số phận với y học cổ truyền Việt Nam, đều là đại đồng tiểu dị.

2. Khó khăn của y học cổ truyền ngày nay >>


Một bệnh nhân đau dạ dày kinh niên nói: riêng một việc soi dạ dày ở bệnh viện Tây y đã mất toi mấy trăm Nhân dân tệ (1 CNY tương đương hơn 2000 VNĐ), trường hợp nặng phải tiếp mấy chai nước lại mất thêm mấy trăm tệ nữa; nếu đi khám thầy thuốc Trung y thì chỉ mất mấy chục tệ là xong, có uống thuốc Bắc thì cũng chỉ mấy tệ một gói thuốc thôi. Cho nên có người bảo bệnh viện Trung y là bệnh viện của người nghèo.


Ngoài chi phí rẻ ra, Trung y còn có một số phương pháp chữa bệnh có thể tự học mà dùng. Có nhiều phương pháp như vậy, trước hết là ăn uống, dưỡng sinh nhằm giải quyết các thứ “bệnh khi chưa ốm”. 

Ngoài ra còn có châm cứu (dùng mồi ngải cứu đốt nóng huyệt), đạo dẫn,... Viện nghiên cứu bệnh AIDS của học viện Trung y Hà Nam dùng biện pháp “cứu” giải quyết được khá nhiều vấn đề của bệnh nhân AIDS, hơn nữa “cứu” là biện pháp ai cũng có thể học được cách dùng. Lại còn xoa bóp là biện pháp điều trị giá thành hạ và rất hữu hiệu, hoàn toàn có thể phổ biến cho nông thôn.

Nhưng do có nhiều hiểu lầm là Trung y dùng nhân sâm, lộc hươu, trùng thảo, hủ pín… nên Trung y bị coi là đắt tiền.

Cũng vì Trung y luôn điều chỉnh đơn thuốc theo bệnh tình, quá trình điều trị cần thời gian điều chỉnh từ từ … cho nên Trung y bị coi là phiền phức.

Cuối cùng, người ta chọn Trung y chẳng phải vì nhằm vào tính kinh tế rẻ tiền của nó mà ngược lại là vì khi nào Tây y đã phán là vô phương cứu chữa thì mới nghĩ đến Trung y đầy những chuyện thần kỳ, coi như biện pháp duy nhất còn có thể nghĩ tới.

Trong thời kỳ điều trị dịch bệnh SARS, y học cổ truyền đã “xung trận”, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân giảm xuống rõ ràng; so sánh với Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, nơi nào Trung y được đưa vào càng sớm, càng mạnh thì hiệu quả càng rõ, tác dụng phụ cũng ít, chi phí ít, tử vong ít, di chứng để lại cũng bớt được rất nhiều. Bệnh viện phụ thuộc số 1 trường Đại học Trung y dược Quảng Châu điều trị 60 ca nhiễm SARS, kết quả không ai chết, không ai phải chuyển viện, không nhân viên y tế nào bị lây nhiễm.

Cho dù Trung y không “khoa học” từng thể hiện uy lực thần kỳ trong mấy đợt bệnh truyền nhiễm đột xuất như thế, nhưng cũng do sự thần kỳ ấy mà trong nhiều trường hợp khác, Trung y bị bọn lang băm lợi dụng để “chữa trị” các bệnh Tây y bó tay như ung thư, vô sinh, thậm chí viêm gan.

Ta tạm thời chưa nói chuyện lũ người hám lợi ấy làm tổn hại thanh danh của Trung y, mà tâm lý người bệnh khi tuyệt vọng thì mới tìm đến Trung y đã trở thành cọng rơm cứu mạng cũng làm cho Trung y bị tổn hại lần nữa. Nên biết rằng Trung y cũng chỉ chữa bệnh chứ không cứu mạng, khi cọng rơm cuối cùng đã vô hiệu thì người ta vẫn chẳng trách Tây y mà cứ trách Trung y, vì Tây y chỉ không chữa “bệnh” thôi, còn Trung y thì làm đi đứt niềm hy vọng tinh thần cuối cùng của bệnh nhân, làm toi cái “mạng” của họ.

Rốt cuộc Trung y sẽ có địa vị ra sao ở chính Trung Quốc, đây là một vấn đề rất đáng suy ngẫm. Vào lúc Trung y khai hoa kết quả ở phương Tây và các nước khác thì tại Trung Quốc, Trung y đang đứng trước tình trạng cạn kiệt nhân tài.

Hãy xem một vài số liệu: vào thời Cách mạng Tân Hợi (1911), Trung Quốc có khoảng 400 triệu dân; hồi ấy Trung Quốc có 800 nghìn thầy thuốc Trung y đã được kèm cặp dạy nghề. Về sau, do những người như Dư Vân Tú phản đối Trung y cho nên Quốc Dân Đảng mới diệt Trung y, đến năm 1949 Trung Quốc chỉ còn khoảng 500 nghìn thầy thuốc Trung y. Theo thống kê, hiện nay Trung Quốc chỉ còn có 270 nghìn thầy thuốc Trung y, trong khi số dân là 1,3 tỷ người. Điều tra cho thấy tại một số bệnh viện Trung y, số thầy thuốc có khả năng kê đơn bốc thuốc nhiều nhất chỉ chiếm 1/10. Nếu tính theo tỷ lệ này thì trong số 270 nghìn thầy thuốc Trung y của cả Trung Quốc chỉ có 20-30 nghìn người thực sự có thể căn cứ vào tư duy Trung y để khám bệnh. Sau đây mười mấy năm nữa, khi số này đã nghỉ hưu cả thì Trung Quốc chẳng còn thầy thuốc Trung y nữa. Không có thầy thuốc Trung y nghĩa là Trung y không còn tồn tại.

Trong Trung Y, truyền thống trao truyền kiến thức từ sư phụ cho đệ tử đã tồn tại hàng ngàn năm nay, trải qua rất nhiều thế hệ.

Năm 1999, hai năm sau khi Hồng Kông trở về tay Trung Quốc, Đảng Công Sản Trung Quốc đã ban hành “Những quy định cho Trung y” và chúng đã tạo nên rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục phương pháp truyền thụ Trung y vốn có. Một khi những quy định này có hiệu lực rộng rãi, thì phương pháp “Thầy truyền trò” truyền thống sẽ không còn.

Yu Hong Chao, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Y học cổ xưa Trung Quốc và là người kế thừa phương pháp điều trị tổn thương xương cổ xưa, nhận xét rằng việc ban hành luật về Trung y này sẽ phá hủy Trung y. Ông nói: “Đây là lý do chính tại sao nền Y học Trung Quốc đích thực đang dần biến mất”.

Trải qua hàng ngàn năm, nền Y học Trung Quốc đích thực đã được truyền thừa qua các đời đệ tử, từ các bậc thầy như Lý Thời Trân và Hoa Đà, những y học gia nổi tiếng trong lịch sử. Một người thầy sẽ truyền lại những kiến thức mà ông đã thu được sau hàng chục năm tích lũy kinh nghiệm. Ông cũng sẽ truyền lại các công thức bí mật cho các đệ tử hoặc con cái của mình.

“Những điều trong các cuốn sách chỉ là những công thức không có tác dụng hoặc hiệu quả thấp, còn những công thức được viết tay của sư phụ tôi thì rất hiệu nghiệm”, ông Yu cho biết.

Những công thức đó là không thể hiểu được nếu không được sư phụ chỉ dạy trực tiếp bằng lời. “Những thang thuốc đó được viết tách riêng ra. Để có hiệu quả, người ta phải thêm vào một công thức khác. Và người thầy chỉ truyền những bí mật đó cho những đệ tử đủ phẩm cách”, ông nói.

Có một mối quan hệ tiền định giữa người thầy và đệ tử. “Trước khi thầy tôi thu tôi làm đệ tử, ông đã quan sát hành vi của tôi trong nhiều năm. Cuối cùng, ông quyết định dạy tôi”, Yu giải thích.

Trước khi sư phụ qua đời, ông đã nói với Yu: "Con phải nhận một vài đệ tử tốt và chớ để những kiến thức này thất truyền…"

“Tuy nhiên, tôi đã không thể hoàn thành trách nhiệm của mình để xứng đáng là đệ tử của ông”, Yu nói trong nỗi thất vọng và phiền muộn.

Sau khi “Pháp lệnh Trung y” này có hiệu lực năm 1999, để được đăng ký học Trung y và hành nghề hợp pháp, các môn sinh trước hết phải qua kỳ thi khảo sát chất lượng. Ngoài ra, người đó cũng phải đã hoàn thành tất cả các khóa học hoặc có trình độ đào tạo tương đương có phê duyệt của Hội đồng Trung y Hồng Kông.

Trong một bài ca ngợi sư phụ của mình, Yu viết: “Sư phụ, trước khi thầy chết, thầy có thể chọn ai làm đệ tử. Nhưng bây giờ, điều đó là không thể. Người đó phải có bằng chứng nhận tốt nghiệp của trường đại học Trung y. Nếu không thì vô ích. Con có thể dạy học trò, nhưng nó không thể hành nghề y bởi vì như thế là vi phạm pháp luật.”

Yu đã cố gắng thu nạp và tuyển mộ học viên từ các trường y, nhưng vô ích. “Họ tự coi mình là sinh viên của các giáo sư và nghĩ rằng mình là những thầy thuốc y học chính thống đang hành nghề. Sao họ lại phải xem tôi như một người thầy cơ chứ?”, ông nói. Nhìn kỹ thuật điều trị tổn thương xương cổ xưa nay sắp bị thất truyền, Yu thể hiện rõ sự bất lực.

“Khi tôi chết, nếu nguyên tắc `Sư phụ truyền đệ tử’ vẫn là bất hợp pháp, thì tôi sẽ đốt tất cả sách y học của mình”, Yu nói. “Chính phủ Anh luôn luôn tôn trọng di sản văn hóa và phương pháp y học của chúng tôi. Tuy nhiên, hai năm sau khi Hồng Kông bị trả về Trung Quốc, những quy định của nó đang buộc hệ thống truyền thụ kiến thức cổ xưa này phải biến mất.”




Phần 3: Con đường ở giữa Đông và Tây

1. So sánh và kết hợp Đông Tây y >>

Tuy nhiên không thể đổ lỗi cho khoa học hiện đại. Khoa học hiện nay là sự tiến bộ, nó cho chúng ta cái nhìn rõ ràng về mọi thứ trong khi khoa học cổ xưa cho chúng ta biết những điều sâu xa mà cả khoa học hiện nay cũng không thể nắm bắt được. Cái cần thay đổi là tâm thức của mọi người thời nay.

Khoa học cổ đại khác với khoa học hiện đại ngày nay mà chúng ta học từ phương Tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến một trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta ngày nay để đánh giá. Bởi vì khoa học cổ đại là nhắm thẳng vào thân thể, sinh mệnh, vũ trụ mà nghiên cứu. 

Thời ấy người đi học đều chú trọng đả tọa, ngồi học cũng phải có tư thế, cầm bút viết cũng phải biết vận khí hô hấp, các ngành nghề đều phải tịnh tâm điều tức. Toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế.

Có người nói: "Nếu cứ theo khoa học cổ đại như thế thì có khoa học hiện đại như ngày nay không, có đạt được những thành tựu như ngày nay không?" Nhưng chúng ta vốn không thể đứng trong hoàn cảnh này mà nhận định một hoàn cảnh khác. Nó sẽ dẫn đến một trạng thái phát triển khác của xã hội, không nhất thiết phải giới hạn trong cái khung thực tại này. 

Y học cổ truyền cũng từng có nhiều phương pháp dân gian hiệu quả hoàn toàn vượt trội so với Tây y ngày nay. Thời ấy, để nhổ răng sâu, người xưa có thể dùng một lọ thuốc nước ở nơi ngoài má hướng về chỗ răng sâu, bảo bệnh nhân hửi một tí thuốc, dùng một que diêm mỏng manh mà khều nhẹ một cái thì răng liền rời ra, cũng không đau, chỉ có một tí máu. Vậy mà nhổ liền hàng trăm cái răng cho hàng trăm người, que diêm vẫn còn nguyên không gãy. Tây y hiện nay khi nhổ răng thì đầu tiên phải tiêm thuốc tê chỗ này chỗ kia, vừa đau vừa đáng sợ. Thuốc vừa có tác dụng liền lấy kìm để nhổ. Nhổ cả buổi, thậm chí cả ngày, nếu không khéo chân răng gãy phải lấy búa đục mà tróc ra, rồi sau đó phải dùng khí cụ chính xác để khoan, nhổ ra một bụm máu. Một số trường hợp không nhổ thì phải đục ra mà lấy tủy, sau đó trám lại. 

Vậy cái nào tốt hơn, tiên tiến hơn? Chúng ta không thể xem công cụ bề ngoài mà cần phải xem hiệu quả thực tế. Y học cổ đại rất phát triển mà Tây y phải trải qua hàng nghìn năm nữa mới theo kịp. 

Lại phải nói, Đông y và Tây y được xây dựng trên nền tảng của những triết thuyết không giống nhau. Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu thực thể, mà xuất phát từ các chức năng.

Đối với một thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu thực thể không quan trọng bằng các chức năng. Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình” – nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”, … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.

Ví dụ: “Kinh lạc” là những đường dẫn truyền cảm giác – khi cơ thể phát bệnh hoặc do kích thích từ phía bên ngoài; đó là “sản vật của sự cố định hóa” hiện tượng truyền cảm (chức năng) chứ không phải là một thực thể giải phẫu cụ thể nào. Nhưng cũng chính vì đặc điểm trên thường dẫn tới một số ngộ nhận.

Một ví dụ hết sức điển hình: Các thầy thuốc Đông y thường nói “tả can hữu phế” (gan ở bên trái, phổi ở bên phải).

Nghe thấy vậy một người chỉ cần hiểu biết chút ít về giải phẫu sinh lý sẽ lập tức thốt lên kinh ngạc: Đúng là điều hoàn toàn bậy bạ! Vì theo nghĩa thông thường “can” là gan, “phế” là phổi, mà ai cũng biết rằng “gan bên trái, phổi bên phải” là hoàn toàn không đúng thực tế. Có điều trong Đông y, “can” chỉ “tạng can”, “phế” chỉ “tạng phế”, mà “ngũ tạng” (5 tạng) của Đông y (tâm, can, tỳ, phế, thận) không phải là “tim”, “gan”, “lách”, “phổi” và “thận” trong giải phẫu học. Theo lý luận về “tạng tượng” của Đông y học: Mỗi một “tạng” hoặc một “phủ” thực chất là một “tổ chức kết cấu động” bao gồm những chức năng tương đồng, đồng bộ theo những tiết luật về không gian và thời gian.

Nhân – con người được ví như một “Thái cực đồ”: theo phương vị trong không gian, tạng can ở hướng Đông, phía bên trái; tạng phế ứng với hướng Tây, phía bên phải.

Nói “tả can hữu phế” là chỉ chức năng, cụ thể là chức năng “hành khí” (vận động của “khí”): Tạng can đưa khí dương lên trên từ phía bên trái, tạng phế dồn khí âm xuống dưới ở phía bên phải.


Điều đặc biệt hơn nữa là với mệnh đề này (cùng với biện pháp châm cứu, phương thuốc, …) trên lâm sàng Đông y đã chữa trị được rất nhiều chứng bệnh, mà Tây y phải chịu bó tay.

Thầy thuốc phương Tây thường tiếp cận vấn đề theo phương pháp “phân tích hoàn nguyên”, còn thầy thuốc phương Đông xét vấn đề theo phương pháp “chỉnh thể”. Đông y coi con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, con người giống như một “vũ trụ nhỏ”.

Phương pháp tư duy hình tượng thiên về trực cảm và thể ngộ của Đông y càng thể hiện rõ trong quá trình chẩn đoán, biện chứng, chữa trị bệnh tật. Thời xưa, trong hoàn cảnh khoa học chưa phát triển, chưa có các thiết bị tinh vi như ngày nay, Đông y đã phát minh ra một hệ thống chẩn bệnh và trị bệnh độc đáo, đó là phép “biện chứng trị luận“.


Khi khám chữa bệnh, trước hết người thầy thuốc dùng “Tứ chẩn” (tức “vọng” (nhìn), “văn” (ngửi, nghe), “vấn” (hỏi), “thiết” (bắt mạch, sờ nắn)) để thu thập những tin tức khách quan về bệnh tình. Tiếp đó tiến hành phân tích, “biện chứng” theo “Bát cương” (8 trạng thái bệnh lý cơ bản, theo cách phân loại của Đông y) để tìm ra căn nguyên, bản chất, vị trí bệnh và tương quan giữa “chính khí” (sức chống bệnh) và “tà khí” (tác nhân gây bệnh). Sau khi biết rõ “chứng” mới xác định phương pháp và bài thuốc chữa trị cụ thể.

Đối với bệnh tật, Đông y coi trọng “chứng”, còn Tây y thì coi trọng “bệnh“. “Chứng” trong Đông y không phải là một “triệu chứng” đơn nhất theo nghĩa thông thường, mà là một chỉnh thể, là cả “rừng cây”, có tính vĩ mô. Còn “bệnh” là một khái niệm cụ thể, là “cái cây” mang tính vi mô.

Thời xưa, thần y Hoa Đà đã từng chữa trị cho hai người cùng bị bệnh phát sốt, đau đầu. Nhưng khi kê đơn thuốc ông lại cho một bệnh nhân dùng thuốc “tả hạ” (thông đại tiện mạnh – thuốc tẩy), còn người bệnh kia cho dùng thuốc “phát hãn” (làm ra mồ hôi để giải cảm).

Có người thắc mắc: “Vì sao hai người cùng bị mắc một bệnh lại dùng những bài thuốc khác nhau như vậy?“

Hoa Đà giảng giải: “Bệnh một người thuộc chứng “nội thực”, bệnh người kia thuộc chứng “ngoại thực”, vì vậy phải sử dụng những phép chữa và bài thuốc khác nhau“.

Và điều lạ lùng là 2 ngày sau cả hai người đều đã khỏi bệnh.

Một ví dụ khác, một thầy thuốc Đông y đương đại đã chữa bệnh cho hai người cùng mắc một loại bệnh mà Y học hiện đại gọi là “bệnh loét đường tiêu hoá”. Bệnh nhân thứ nhất từng bị viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày, một lần do làm việc quá sức, lúc đi đường lại gặp mưa to, về đến nhà uống chút rượu nho lạnh thì đột nhiên thổ huyết liên tục; vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị bằng Tây y 2 ngày, người bệnh vẫn thổ huyết không sao cầm được. Sợ bệnh nhân bị thủng dạ dày, bệnh viện quyết định tiến hành phẫu thuật gấp.


Người nhà bệnh nhân do dự, nửa đêm tìm đến nhà vị thầy thuốc già họ Bồ. Ngay tối đó ông cho bệnh nhân dùng bài thuốc “Trắc bách diệp thang” sắc uống. Sáng hôm sau thấy hiện tượng thổ huyết tạm ngừng, ông gia thêm hai vị “nhân sâm” và “tam thất” vào thang thuốc. Sau vài lần điều chỉnh đơn thuốc, người bệnh không còn bị thổ huyết; bệnh viêm loét dạ dày cũng khỏi và nhiều năm sau không còn tái phát.

Trường hợp thứ hai, người bệnh bị viêm loét hành tá tràng đã 13 năm, đại tiện phân lẫn máu, dạ dày đau lúc đói đau tăng thêm, … đã chữa trị khắp nơi không có kết quả. Sau khi xem mạch, thầy Bồ lại cho uống bài “Tứ nghịch tán hợp tả kim hoàn”. Sau một thời gian bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Cả hai trường hợp tuy đều bị mắc “bệnh loét tiêu hóa” (peptic ulcer) trong Y học hiện đại, nhưng lại thuộc hai “chứng” khác nhau theo phân loại chứng hậu trong Đông y, do đó thầy thuốc Đông y đã được sử dụng những phép chữa và bài thuốc khác nhau để chữa và kết quả đều cùng khỏi bệnh.


Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không, thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.

Các triết thuyết còn dẫn đến những hệ thống thực hành khác nhau. Có người nói: “Đông y chữa người bệnh, còn Tây y chữa bệnh của người“. Có người còn nói: “Đông y chỉ thấy rừng mà không thấy cây, Tây y chỉ thấy cây mà không thấy rừng“. Nói như vậy tuy có phần ngoa ngoắt phóng đại, nhưng việc Đông y coi trọng cách tiếp cận tổng quát, toàn bộ “khu rừng”, còn Tây y coi trọng những chi tiết cụ thể về từng “cái cây” thì đúng là sự thật không thể phủ nhận.

Tây y hiện nay cho chúng ta cái nhìn vi mô, thực tế trong khi Đông y cổ đại cho chúng ta cái nhìn vĩ mô, tổng quát. Bậc thánh y là người phải biết tận dụng tri thức của cả hai để đi sâu vào bản chất của vấn đề để mà giải quyết tật bệnh, tăng cường tuổi thọ. Hai con đường khoa học vốn chỉ là một, đều là hai hình thái thể hiện chung bản chất của một thế giới, là do tâm trí chúng ta tự phân chia nó thành hai phần. Nếu loại bỏ việc dùng hóa chất chữa bệnh mà nhấn mạnh vào tư duy y triết phương Đông và các liệu pháp tự nhiên thì mới là đã đạt đến tâm khảm của khoa học đích thật.

Một nhà khoa học thiên tài sẽ không phản đối một lý thuyết của nhà khoa học khác nếu chúng tương phản với những lý thuyết của ông, bởi vì ông biết rằng mục đích của việc phát triển khoa học không phải là để tìm cách chứng minh những cái khác là sai, mà là tìm ra chân lý. Phủ nhận hoặc không tin tưởng những hiện tượng mà khoa học hiện thời không thể nào giải thích thì không phải là thái độ của một nhà khoa học chân chính. 

Hãy xem phương pháp châm cứu Trung y như một ví dụ. Nó đã được đặt cơ sở hàng nghìn năm trên nền tảng lý thuyết về các dòng năng lượng bên trong cơ thể người. Thậm chí, khoa học hiện đại tây phương đã nhận thức được sự hiệu quả chữa trị của phương pháp châm cứu, đã tổng kết lại những nghiên cứu chuyên sâu về các dòng năng lượng trong cơ thể người. Nếu chúng ta có thể sử dụng các dòng năng lượng mà phương pháp châm cứu dựa vào và phát triển chúng lên mức độ tổng thể thông qua luyện tập khí công, thì kết quả là sẽ ít bị bệnh hơn, như vậy phải chăng đây còn là phương pháp tốt hơn nữa?

2. Y học bổ sung >>

Khoảng thời gian gần cuối thế kỷ 20, phần đông quần chúng không còn nhìn nhận Tây y là sự lựa chọn duy nhất của ngành y tế. Tây y trị chứng nhiều hơn trị bệnh. Nhiều người cho rằng Tây y là một ngành kinh doanh sức khỏe nên phương pháp trị liệu và thuốc men của Tây y tốn kém, không phải ai cũng sử dụng được, đặc biệt là người nghèo. Điều này tạo điều kiện cho các ngành y học cổ truyền được khôi phục, những môn y khoa bổ sung được hình thành và trưởng thành. 

Đến cuối thế kỷ 20 có một loạt những phương pháp y học mới ra đời, chúng có thể có nguồn gốc từ y học cổ truyền, nhưng chúng thực sự muốn thoát ra khỏi những lối mòn cũ, nên đã đi bên lề của các dòng y học chính thống và được gọi là Y học bổ sung. Các phương pháp Y học bổ sung do người Việt Nam khởi xướng và đang được truyền bá rộng rãi là: Diện Chẩn của thầy Bùi Quốc Châu, Thập Thủ Đạo của bà Huỳnh Thị Lịch và Khí Công Y Đạo của thầy Đỗ Đức Ngọc. 

Tại sao Y học bổ sung lại càng ngày càng được quan tâm rộng rãi đến như vậy?

Theo bà Barbara Ann Brennan, bao bọc xung quanh cơ thể chúng ta có một trường năng lượng sinh học, hay vầng hào quang mà chỉ những người đã khai mở con mắt thứ ba mới nhìn thấy được. Hào quang con người có thể chia thành 7 vầng tương ứng với 7 luân xa. Vầng thứ nhất: người nhạy cảm có màu xanh nhạt, ít nhạy cảm có màu xám. Vầng thứ hai: những cảm giác trong sạch có máu sáng và trong trẻo, những cảm xúc rối rắm có màu tối và xám xịt. Vầng thứ ba có màu vàng và càng sáng rõ khi ý niệm và hình thái tư tưởng càng tốt đẹp. Vầng thứ tư kết hợp với lòng yêu thương và có màu hồng. Vầng thứ năm có màu xanh thẫm. Vầng thứ sáu kết hợp với cảm xúc tâm linh, có màu vàng bạc và trắng sữa. Vầng thứ bảy kết hợp với trí tuệ bậc cao, có màu vàng óng, lung linh.

Bác sĩ Dietrich Klinghardt tìm cách chia cơ thể – trường năng lượng sinh học của chúng ta thành 5 tầng tương ứng với các phương pháp trị liệu như sau:

Tầng thứ nhất: Cơ thể vật lý (physical body) là cơ thể mà chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường, nó tuân thủ theo các quy luật sinh-hóa-lý. Chúng ta có thể dùng các biện pháp như giải phẫu, thuốc Đông y, thay đổi chế độ ăn uống, bổ xung vitamin và khoáng chất, … để tác động.

Tầng thứ hai: Cơ thể năng lượng (energy body) là tầng đầu tiên của hào quang, tương ứng với luân xa 1 và 2, hình thành nên từ các cảm giác thần kinh. Chúng ta có thể dùng các biện pháp như Diện chẩn, Thập Thủ Đạo, Khí Công Y Đạo, Yoga, châm cứu, từ trường, xung điện, … để tác động.

Tầng thứ ba: Cơ thể tâm thần (mental body) là tầng tiếp theo của hào quang, tương ứng với luân xa 3, liên quan đến suy nghĩ, hành vi, thái độ và niềm tin. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp tâm lý, thôi miên, … để tác động.

Tầng thứ bốn: Cơ thể trực giác (intuitive body) là tầng hào quang tương ứng với luân xa 4 và 5, liên quan đến những giấc mơ, cái vô thức và trực giác của con người. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp âm thanh, màu sắc, các nghi lễ tôn giáo, truyền năng lượng. Đây là mức cao nhất mà một người chữa bệnh có thể tác động được đến người bệnh.

Tầng thứ năm: Cơ thể tâm linh (spiritual body) là tầng hào quang tương ứng với luân xa 6 và 7, liên quan đến việc kết nối và đồng nhất của chúng ta với Đấng thiêng liêng (Thượng đế, Phật, Chúa, Ông trời, …). Chúng ta tự chữa bệnh thông qua tầng thứ năm này bằng phương pháp thiền định.

Thông thường, bệnh tật xuất phát từ trường năng lượng sinh học trước, do sự tích tụ của các cảm giác tiêu cực (cơ thể năng lượng), do sự tích tụ của các suy nghĩ, hành vi không tốt (cơ thể tâm thần), do ảnh hưởng của vong hoặc năng lượng xấu (cơ thể trực giác) do sự huân tập các nghiệp lực từ nhiều kiếp (cơ thể tâm linh). Nếu chúng ta biết cách dùng các biện pháp y học bổ sung, tác động đến các tầng hào quang, để phòng và tự chữa bệnh từ sớm, thì bệnh sẽ không có cơ hội phát tác vào cơ thể vật lý.

Khuynh hướng mới, mở rộng tối đa các phương pháp điều trị thúc đẩy sự hình thành của nhiều cơ sở nghiên cứu và điều trị bằng Y học bổ sung như trường Đại học Quốc tế mở rộng Y Học Bổ Sung (OIUCM) tại Colombia, Sri Lanka, Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), Cơ quan Y khoa bổ sung Úc châu… Điều này cho thấy tại các quốc gia phát triển, ngành Y học bổ sung được nhìn nhận và có được bước phát triển song hành cùng ngành Y học truyền thống. Cách ngành y học bổ sung thoạt nghe xa lạ, nhưng thực ra rất gần gũi với phương pháp trị liệu của Á đông. Nó bao gồm các ngành Đông y (dược thảo), châm cứu, bấm huyệt, thiền, yoga, trường năng lượng, liệu pháp dưỡng sinh…

Không một ngành y học riêng lẻ nào có khả năng chữa trị tất cả các bệnh và đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của từng người. Ngành Y học bổ sung phát triển không phải là mối đe dọa của ngành Tây y. Ngược lại, việc phối hợp các ngành y học làm tăng sức khỏe và sự an lạc bằng cách phối hợp những ưu điểm của Tây y và các ngành y học bổ sung để đạt cân bằng trong tất cả yếu tố đóng góp vào việc bảo vệ hoặc cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất. Y học bổ sung chú trọng cách phối hợp dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe con người. Đồng thời, các chuyên gia cũng chú trọng vai trò của thiền và yoga trong việc mang lại sự cân bằng tâm lý và thể lý, giúp con người tự bảo vệ trước những áp lực, khó khăn của cuộc sống hiện tại.

Không chỉ mang lại sức khỏe cho cộng đồng, Năng lượng vũ trụ của ngành Y học bổ sung còn được ứng dụng trong lĩnh vực Nông nghiệp. Tiến sĩ Đoàn Thị Băng Tâm (Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Lương thực Thực phẩm An toàn, Hội Liên hiệp Khoa Học Kỹ Thuật) đã trình bày cho mọi người cùng thấy sự thú vị của Năng lượng vũ trụ trong việc trồng lúa, rau cải, cây ăn trái, chăn nuôi… giúp nông sản sạch, năng suất ổn định, giảm chi phí sản xuất. Trước đây, bà cũng từng triển khai đề tài khoa học "Nghiên cứu tác động sinh học đối với cây lúa" và đã thành công khi đưa ra thị trường giống lúa trồng nhờ vào Nhân điện. Từ thành công này, bà và một số nhà khoa học tiếp tục triển khai ứng dụng Năng lượng vũ trụ vào trồng trọt và chăn nuôi cây màu, gia cầm, gia súc... và đạt kết quả khả quan. Vấn đề này có thể được nghiên cứu sâu hơn, và có thể mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.

Osho đã dẫn lời Khổng Tử, một nhà sáng tạo kiệt suất các cơ chế của xã hội, đã đề suất một cách vận hành cho ngành y như sau: chúng ta nên trả lương hàng thàng để các lương y tìm cách duy trì sức khỏe cho chúng ta và mỗi khi chúng ta bị bệnh thì các lương y phải tự tìm cách chữa miễn phí cho chúng ta. Lúc này chắc chắn các lương y sẽ tìm cách giúp chúng ta “sống khỏe” thay vì tìm cách “chữa bệnh”. Các lương y sẽ yêu cầu chúng ta phải sửa đổi suy nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày, thiền định, tập Yoga, tập Khí công Y đạo, học Diện Chẩn để tự xoa mặt buổi sáng, học Thập Thủ Đạo để tự bóp tay lúc mỏi mệt. Các lương y có thể sẽ “truyền năng lượng” giúp chúng ta từ xa. Các phương pháp y học bổ xung thường giúp rất tốt cho việc phòng bệnh, nhưng thực tế nó cũng giúp cơ thể tự chữa bệnh rất hiệu quả.



Phần 4: Triết lý của việc chữa bệnh

Bệnh tật đều là bắt nguồn từ nguyên nhân sai lầm dẫn đến hậu quả sai lầm mà sản sinh ra bệnh. Thế nên, cũng có thể nói sinh lão bệnh tử đều là có quan hệ nhân duyên. Nếu có thể không tốn chút sức mà dễ dàng chữa khỏi cũng chính là phá hoại đạo lý nhân duyên, làm sai không cần hoàn trả. Điều đó nói sâu xa chính là phá hoại trật tự xã hội, khiến xã hội đã loạn rồi càng thêm loạn; nói trực quan thì chỉ là chữa được trước mắt, đẩy lùi vấn đề ra xa. 

Chừng nào chưa nhận thức được nguyên nhân sai lầm thì bệnh vẫn còn quay lại, thậm chí càng nặng thêm. Còn nếu hiểu rõ nguyên nhân và chịu thay đổi thì bệnh tình không cần ai chữa vẫn có thể tự bản thân biết cách làm cho khỏi hẳn. Cứu người không chữa ngay nơi gốc rễ, chỉ chữa nơi ngọn, khó mà có thể nói rõ là cứu hay là hại người nhiều hơn. 

Người thầy dở, chỉ học theo cách chữa ngọn từng bệnh, hay ngay cả thầy giỏi nhưng y đức kém, muốn nuôi bệnh kiếm tiền và muốn nổi tiếng, thì chữa ngay vào ngọn. Như bệnh nhân đang ho bèn chữa ho hết liền, bệnh nhân khen là thầy giỏi, nhưng gốc bệnh không chữa sẽ tái phát sang bệnh khác như suyễn, lại chữa suyễn, tái phát sang hư thận, lại chữa thận…

Như một bác sĩ khi chữa bằng Tây y thì lấy nguyên giá vì bác sĩ hoàn toàn chịu trách nhiệm với bệnh nhân; khi chữa bằng Đông y thì chỉ lấy nửa giá vì bác sĩ chỉ chịu phân nửa trách nhiệm với bệnh nhân; còn dạy thiền, dạy khí công thì hoàn toàn miễn phí vì bệnh nhân tự mình khai sáng cho bản thân, tự mình giải quyết nguyên nhân sai lầm của chính mình.

Vào thời cổ đại, có người hỏi Biển Thước rằng: Y thuật của ai cao minh? Biển Thước trả lời: Anh tôi. Người đó thắc mắc: Vậy sao ngài vang danh thiên hạ, còn anh ngài thì chẳng ai biết đến? Biển Thước đáp: Anh tôi vừa nhìn thấy khí sắc của người ta đã biết ngay phải dùng cách gì để điều dưỡng cho họ, nên họ không mắc bệnh. Còn tôi phải đợi đến khi người ta mắc bệnh thật mới kê toa điều trị. Tôi chữa khỏi cho người bị bệnh, nên mọi người nghi tôi có tài cải tử hoàn sinh. Còn anh tôi chữa cho người ta không mắc bệnh, nên những người biết anh tôi đều khỏe mạnh, trường thọ. Đây cũng chính là tinh hoa và bản chất của Trung y.









Tags:

Written by

But nevemind.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
@2015 | Designed by SuperDoctor