Establish Yourself

Share & Comment


Giới thiệu

Thu Giang tên thật là Nguyễn Duy Cần (1907 - 1998), nguyên quán tại tỉnh Tiền Giang. Cụ sống cùng thời với các học giả và nhà văn như: Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Hoàng Xuân Việt, Phạm Cao Tùng... nhưng điều đặc biệt là Nguyễn Duy Cần không có bằng cấp cao.

Cụ chỉ tốt nghiệp bằng thành chung (học hết lớp 9, tương đương tốt nghiệp cấp 2 bây giờ), nhưng nhờ được cha dạy dỗ cùng với công tự học mà cụ trở thành giáo sư của những trường đại học danh tiếng thời bấy giờ như Trường Đại học Vạn Hạnh, Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn, thành viên Ủy ban Điển chế văn tự, chủ bút Báo Tự Do. Năm 1935, cụ cho ra đời quyển sách đầu tay: Duy tâm và duy vật.

Trong cuốn Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần viết: “Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe… Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả”.

Cách tự học của Nguyễn Duy Cần đều nhờ đọc sách mà thành, như chính ông thừa nhận: “Người biết đọc sách phải biết dành cho mình một buổi nào để đọc sách trong yên lặng và cô tịch… Suốt một đoạn đời từ 21 tuổi đến nay, tôi đã dành cho mỗi buổi tối ít nhất là hai giờ đồng hồ để đọc sách, khoảng từ 20 - 22 giờ, không bao giờ sai chạy. Giờ ấy đối với tôi cũng như giờ cầu kinh, nhất định không để cho ai quấy rầy”.

Sách bán nhiều là vậy, nhưng cả đời cụ Nguyễn Duy Cần vẫn sống ở nhà thuê; khác với nhiều người viết sách cùng thời, nhờ sách mà mua nhà, sắm xe. Quan điểm viết sách của Nguyễn Duy Cần được ông thể hiện rõ: “Văn chương là một món sản vật của tinh thần thuộc về phần thiêng liêng cao trọng nhất mà người ta cũng đem nó làm món hàng ‘làm tiền’, xúm nhau quảng cáo với những mánh khóe con buôn trăm phần trăm, thật là hèn hạ quá - trích “Cái dũng của thánh nhân” in lần đầu năm 1951). Với Nguyễn Duy Cần, điều ông quan tâm nhất khi viết sách là người đọc có cần tác phẩm của mình hay không.

Luật sư Võ Văn Quới, một học trò của cụ Nguyễn Duy Cần kể lại mối quan tâm của thầy mình khi được thầy hỏi: “Sách của thầy thời đại này còn cống hiến được gì cho đời không?”, “Sách của thầy trước năm 1975 có những ai đọc? sau năm 1975 sẽ có những ai đọc?” và “Giới trẻ như con có ai đọc sách của thầy không?”. Theo nhà văn Vũ Đức Sao Biển, các tác phẩm của Thu Giang Nguyễn Duy Cần được viết ra không phải với mục đích "sống bằng ngòi bút" như phần lớn các nhà nghiên cứu thời đó, mà với cụ, một tác phẩm ra đời nó phải từ một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.

“Những năm 1990, sách của cụ bị in lậu rất nhiều nhưng cụ không hề kiện tụng những đơn vị kinh doanh trái phép đó để đòi bản quyền, mà chỉ nói rằng: “Chắc vì họ cần nên mới làm vậy”. Và cụ nhờ người nhà đi mua những quyển sách đó về xem, rồi sửa lỗi những đoạn in sai, in thiếu. Điều này thể hiện tính rộng lượng, phóng khoáng trong con người cụ, đối với cụ sách là tài sản chung của mọi người chứ không phải của riêng một cá nhân nào cả”. - theo lời luật sư Võ Văn Quới.

Trong tác phẩm của mình, Thu Giang Nguyễn Duy Cần chú ý đến mục đích đào tạo văn hóa và bản lĩnh ứng xử của con người. Những tác phẩm như Cái dũng của thánh nhân, Thuật xử thế của người xưa... cũng là một cách để cụ có thể hướng dẫn cách giữ sự bình tĩnh phi thường cho từng cá nhân tránh bị ảnh hưởng xô đẩy của mọi luồng tư tưởng hỗn loạn.

Với sự am tường và thẩm thấu sâu sắc hệ tư tưởng triết học Đông phương, ông đã đưa vào trong các tác phẩm cách ứng xử khôn ngoan, sự bình tĩnh chuộng phẩm chất, luôn lấy cái gốc vững vàng cho mọi công cuộc phát triển của cá nhân và xã hội.

Trong các tác phẩm hầu hết được trình bày đan xen các ứng dụng vào cuộc sống của nền đạo học Phương Đông, ông chủ trương dùng nhu thắng cương, dùng trí hơn dùng sức...

"Chính những tư tưởng làm người trong tác phẩm Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã giúp tôi định hình bản thân và có thể theo đuổi nghề nghiệp của mình", lương y Võ Phước Hưng, Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Cần Thơ chia sẻ.

Nhận xét của lương y Võ Phước Hưng cũng là ý kiến chung của rất nhiều người đọc. Bởi, ở các tác phẩm của Thu Giang Nguyễn Duy Cần toát lên tinh thần tự học một cách rất rõ ràng.

Chính cái "lửa" từ đời sống của cụ truyền qua từng trang sách, tư tưởng của cụ ngày càng đi sâu vào đời sống giới trẻ qua nhiều thế hệ.

Con số phát hành lên đến 50 ngàn bản, tái bản nhiều lần cho thấy Cái dũng của thánh nhân, Thuật xử thế của người xưa, Thuật yêu đương, Một nghệ thuật sống... vẫn là những tác phẩm có tác dụng an ủi tâm hồn con người, giúp người đọc rèn luyện bản lĩnh, nghị lực sống để vượt qua nghịch cảnh... hầu như phù hợp với mọi thời đại.

Những quan niệm nhân sinh mà cụ đề ra cách đây hơn nửa thế kỷ như cách sống điềm đạm, đạo cương nhu, giữ gìn chân tánh, tinh thần trách nhiệm, độc lập, trung thực, phương pháp rèn luyện trí lực, học tập một cách khoa học vẫn còn giá trị và hữu ích trong đời sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.



Nội dung

Phần 1: Trình tự nghiên cứu

Vì Tủ sách Thu Giang là tổng thể công trình văn hóa giáo dục của tác giả gởi đến bạn đọc, nên các tựa sách trong mỗi bộ sách và mỗi bộ sách trong tủ sách đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết và bổ sung kiến thức cho nhau theo 1 trình tự từ thấp lên cao, cuốn sau bổ sung cho cuốn trước. Vì thế quý bạn đọc, khi đọc sách của tác giả Thu Giang cần phải đọc theo một trình tự và thứ tự như được sắp xếp dưới đây mới có thể lĩnh hội hết được phần nội dung thâm thúy mà tác giả đã dày công trước tác.

Tủ sách Thu Giang Nguyễn Duy Cần ( những sách đã xuất bản) chia làm 4 bộ sách:

Bộ sách Tự Học
Bộ sách Xử thế và tự rèn luyện bản thân
Bộ sách Đạo Học
Bộ sách Dịch Kinh

A - Bộ sách Tự học thì nên đọc trình tự các quyển:

1 – Óc Sáng Suốt
2 – Thuật Tư Tưởng
3 – Tôi Tự Học
4 – Để Thành Nhà Văn

B – Bộ sách Xử thế và tự rèn luyện bản thân nên đọc trình tự các quyển:

1 – Thuật Xử Thế Của Người Xưa
2 – Cái Dũng Của Thánh Nhân
3 – Thuật Yêu Đương

C – Bộ sách Đạo Học thì nên đọc trình tự các quyển:

1 – Một nghệ Thuật Sống
2 – Nhập môn Triết Học Phương Đông
3 – Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương
4 - Lão Tử Tinh Hoa
5 – Lão Tử Đạo Đức Kinh
6 – Trang Tử Tinh Hoa
7 – Trang Tử Nam Hoa Kinh
8 – Cái Cười Của Thánh Nhân
9 – Phật Học Tinh Hoa

D – Bộ sách Dịch Kinh nên đọc trình tự các quyển:

1 – Dịch Học Tinh Hoa
2 – Chu Dịch Huyền Giải
3 – Dịch Kinh Tường Giải



Phần 2: Các tác phẩm

1. Óc Sáng Suốt >>

Người xưa có nói : "Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người".

Sự thật dĩ nhiên là như vậy. Thiếu một trong hai điều kiện trên đây thì không thể bàn đến hạnh phúc được. Vả lại, có được một thân thể tráng kiện mà không có tinh thần sáng suốt thì có xứng đáng gọi là người chưa ? Đối với con người mà có một điều kiện vật chất thôi thì không đủ.

Có một định luật về sinh lý mà không một ai tránh khỏi là: bất kỳ một cơ quan nào thiếu tập luyện, thiếu hoạt động sẽ trở thành phế vật. Mà khối óc ta cũng là một cơ quan như các cơ quan khác có làm cách gì tránh khỏi được cái công lệ tự nhiên ấy. Nếu không tập luyện, nhứt là không hoạt động, lâu ngày rồi nó cũng sẽ thành phế vật không sai.

Nhưng bảo rằng trí óc không hoạt động có quá đáng không? Không. Muôn vàn lần không. Hiện thời thuật nhồi sọ đã đến một trình độ cực kỳ tinh vi, người ta chỉ còn là một bộ máy mặc tình ai sai / sử dụng cách nào cũng được. Cái hiểm tượng đó há không phải là một ác mộng cho cả thảy chúng ta ngày nay sao?

Có được một khối óc sáng suốt là có được một lợi khí chắc chắn để gìn giữ địa vị ưu thắng trên trường đời, luôn cả cái phẩm cách con người của mình. Thật vậy, một kẻ mà khối óc u mê tăm tối, hỗn độn mù mờ chắc chắn sẽ không làm nên trò trống gì nếu không đi làm tay sai cho kẻ khác, hay sống nhờ nơi kẻ khác họ dìu dắt nâng đỡ cho.

Cũng là «đầu đen máu đỏ» như ai, thế sao lại phải ỷ lại vào kẻ khác họ «nâng niu ẵm bế» mình như một đứa bé lên hai trong khi mình cũng có đủ điều kiện tinh thần vật chất như họ?

Vậy, tập luyện cho mình có một khối óc sáng suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy vận mạng của mình đầu phải chỉ để mưu cầu hạnh phúc cho mình mà thôi đâu, mà đó là cả một vấn đề nhân phẩm của mình nữa.

Óc sáng suốt hướng dẫn bạn phương pháp tự rèn luyện cho mình một khối óc sáng suốt để có thể tự lập và định đoạt lấy cuộc sống của chính mình.



2. Thuật Tư Tưởng >>

"Tập tư tưởng cho đúng, là điều cần thiết, là một phận sự khẩn cấp của tất cả những người hữu tâm đến danh dự làm người của mình, đến trách nhiệm của mình trong gia đình, trong quê hương, trong nhân loại. Làm cha mẹ mà tư tưởng sai, là hại cho cả nhóm học sanh. Làm chủ một nước mà tư tưởng sai, là hại cho cả nhóm học sanh. Làm chủ một nước mà tư tưởng sai, là hại cho cả một nước ấy.

Kẻ thiếu quan năng tư tưởng, là kẻ sống dưới quyền chỉ huy của dục vọng của thói quen...sống như một con vật. Cho nên, đối với mình, tư tưởng là phương pháp duy nhứt để tự giải thoát vậy.

Học tư tưởng hầu như bây giờ không biết phải tìm kiếm nơi đâu. Tìm nơi sách vở báo chí nước nhà chăng? Hiện thời tôi chưa thấy có sách nào nói đến một cách rõ ràng thấu đáo. Phần nhiều là những sách giải trí hoặc những sách giúp ta về tài liệu để rộng thấy xa nghe, biết được nhiều chuyện xưa tích cũ, hoặc nghiên cứu tư tưởng của ông hiền nầy, ông thánh nọ. Tuyệt nhiên, chưa từng thấy có quyển nào bàn đến cái nền tảng tinh thần ấy cho vỡ vạc. Gốc có vững, sau nầy tha hồ muốn học gì thì học, như gấm thêu hoa, học lực của mình mới có thể tiến bộ một cách khả quan và chắc chắn được. Thiếu nó là một thiếu sót rất lớn vậy.

Sách nầy viết ra là để bồi bổ vào chỗ khuyết ấy. Chủ ý của tác giả là giúp cho thanh niên hiếu học một cơ sở cho tinh thần để cho các bạn còn đi xa hơn nữa. Tác giả không hề bao giờ có cao vọng là đã “nói được tiếng cuối cùng” của thuật tư tưởng. Tư tưởng là một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì không thể truyền. Những điều có thể truyền được, chỉ là một vài phương pháp thô sơ tiêu cực thôi, nó chỉ là cái “cặn bã của cổ nhân” mà thôi, vì tư tưởng theo lý trí là tư tưởng để hành động không phải tư tưởng để tìm chân lý, cái chân lý tuyệt đối của nhà triết học.

Đọc xong quyển nầy các bạn sẽ thấy rằng, tư tưởng mà đúng đắn, đâu phải chỉ là một vấn đề trí dục mà thôi đâu: thật ra, là cả một vấn đề thể dục và đức dục nữa. Kẻ đau yếu, tật bệnh ít khi có được một phán đoán vững vàng, người mà tính tình bồn chồn, vụt chạc và đầy dục vọng làm gì suy nghĩ cho công minh.

Thể dục, trí dục và đức dục là ba cái chơn vạc của người lý tưởng... “Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn đó là chân hạnh phúc của con người”. Được bấy nhiêu thôi, thì được gì nữa cũng là thừa. Mà thiếu một trong hai điều ấy, thì có được cái gì cũng vẫn còn thiếu mãi..."




3. Tôi Tự Học >>

Sách “Tôi tự học” của tác giả Nguyễn Duy Cần đề cập đến khái niệm, mục đích của học vấn đối với con người đồng thời nêu lên một số phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Tác giả cho rằng giá trị của học vấn nằm ở sự lĩnh hội và mở mang tri thức của con người chứ không đơn thuần thể hiện trên bằng cấp. Trong xã hội ngày nay, không ít người quên đi ý nghĩa đích thực của học vấn, biến việc học của mình thành công cụ để kiếm tiền nhưng thực ra nó chỉ là phương tiện để  đưa con người đến thành công mà thôi. Bởi vì học không phải để lấy bằng mà học còn để “biết mình” và để “đối nhân xử thế”.

Cuốn sách này tuy đã được xuất bản từ rất lâu nhưng giá trị của sách vẫn còn nguyên vẹn. Những tư tưởng, chủ đề của sách vẫn phù hợp và có thể áp dụng trong đời sống hiện nay. Thiết nghĩ, cuốn sách này rất cần cho mọi đối tượng bạn đọc vì không có giới hạn nào cho việc truy tầm kiến thức, việc học là sự nghiệp lâu dài của mỗi con người. Đặc biệt, cuốn sách là một tài liệu quý để các bạn học sinh – sinh viên tham khảo, tổ chức lại việc học của mình một cách hợp lý và khoa học. Các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo sách này để định hướng và tư vấn cho con em mình trong quá trình học tập.

"Tác giả là người trước đây đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khoẻ, sau khi ra trường lại cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không tiêu hoá được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian tiêu hoá rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này mà có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như Bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường."


4. Thuật Xử Thế Của Người Xưa >>

Thuật xử thế của người xưa thông qua những điển tích Trung Hoa để rút ra những bài học uyên thâm và đầy ngụ ý, nhằm hướng người đọc đến những giá trị chân thiện mỹ, góp phần giáo dục đạo đức lối sống của thanh niên. Trong xã hội hiện đại, con người mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên mất việc tu dưỡng đạo đức, lối sống.

Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức xã hội lại càng băng hoại đi bấy nhiêu. Vì vậy, những câu chuyện trong Thuật xử thế của người xưa tuy đã trải qua hàng vạn năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị đức dục. Cuốn sách góp phần định hướng người đọc đến các giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.



5. Cái Dũng Của Thánh Nhân >>

Ngày nay mà nói về cái dũng hẳn có nhiều bạn trẻ sẽ hiểu đơn giản rằng dũng là sức mạnh, sự can đảm... hoặc giả đơn giản hơn dũng chỉ là sức mạnh của cơ bắp, của vũ lực, là chiến thắng đối phương cho bằng được. Hiểu như thế quả nhiên là thiếu sót.

Cái dũng được học giả Nguyễn Duy Cần bàn trong sách này có một ý nghĩa hoàn toàn khác, cái dũng ở đây là sự bình tĩnh tuyệt vời mà tác giả gọi là tính điềm đạm tức là loại sức mạnh tinh thần, chính loại sức mạnh này mới thực sự giúp cho con người làm được những việc lớn lao hơn. Với quan niệm này thì cái dũng của thánh nhân không phải là cái gì quá cao xa, mơ mộng, phi thực tế mà nó rất gần gũi, rất cụ thể. Nếu có ý chí và quyết tâm thì ai cũng có thể rèn luyện được.

Xã hội vật chất ngày càng phát triển nhưng những giá trị tinh thần không phải lúc nào cũng tiến theo song hành, đôi khi còn đi thụt lùi và vì thế mà gây biết bao hỗn loạn, động loạn trong xã hội cũng đều từ nguyên nhân sâu xa đó nên hôm nay bàn về cái dũng của thánh nhân hẳn không phải là một việc lỗi thời, trái tiết mà nó thật sự cần thiết và vô cùng cấp bách. Vì thế tôi rất hoan nghênh việc tái bản Cái Dũng Của Thánh Nhân của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần và xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc.

"Kẻ đại dũng trong thiên hạ, trái lại thình lình gặp những việc phi thường cũng không kinh, vô cớ bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão của họ rất lớn và chỗ lập chí của họ rất xa vậy" - Tô Đông Pha

Nuốt đặng cái cay đắng trong cái cay đắng mới làm được hạng người trên loài người.

Nghe lời chê bai mà giận là làm ngòi cho người gièm pha; nghe câu khen ngợi mà mừng là làm mồi cho người nịnh hót.

Chân can đảm là một trong những nét tượng trưng cho chí khí lớn. Can đảm trong hoạn nạn là nhẫn nại; can đảm trong lúc khốn cùng là kiên trì; can đảm nơi chiến trường là dũng khí; can đảm trong những việc mưu đồ  là quả cảm; can đảm kiêu căng và táo tợn là mạo hiểm; can đảm chống lại bất công là khẳng khái; can đảm chống lại sự dâm đảng là nghiêm nghị... Một người có đủ bấy nhiêu can đảm thật không phải là hạng tầm thường.



hoặc


6. Một nghệ Thuật Sống >>


Tác phẩm Một nghệ thuật sống nêu lên những quan niệm về cuộc sống và cách sống: sống là gì, lẽ sống của con người, nhận biết chân giá trị của sự vật, hành động để giải thoát…
Tác giả không tập trung khai thác, phân tích tâm lý con người như những sách nghệ thuật sống, rèn luyện nhân cách phổ biến hiện nay. Ông cũng không lên gân, dạy dỗ phải làm điều này điều nọ để có được hạnh phúc trong cuộc sống. Tác giả hướng người đọc đến việc nhận thức được giá trị sự vật như nó vốn có, hiểu được bản ngã của mình để hành động phù hợp với hoàn cảnh. Để trở nên một con người hoàn tòan, theo tác giả, con người cần phải làm hai điều: cải tạo cá nhân và cải tạo xã hội. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt trong các chương của cuốn sách.




7. Tinh Hoa Đạo Học Đông Phương >>

Tinh hoa Đạo học Đông phương là cuốn sách bàn về các hệ thống triết học Dịch, Lão – Trang và Phật. Quyển sách nêu bật lên được những giá trị tinh hoa cốt lõi của các hệ thống triết học và Đạo học phương Đông, cũng như thời kỳ hoàng kim và những giai đoạn lịch sử của triết học Đông phương. Tác giả Nguyễn Duy Cần viết cuốn sách nhằm mục tiêu xây dựng con người mới trên nền tảng tư tưởng triết học phi nhị nguyên, làm sáng tỏ những giá trị tinh túy của nền Đạo học và triết học Đông phương.

"Nói về Đạo học Trung Hoa là nói đến cái học của Tam Huyền: Dịch, Lão và Trang. Sự liên lạc giữa ba cái học ấy thật là chặt chẽ, mà Dịch là đầu não: "Dịch quán quần Kinh chi thủ."

Lão học và Dịch học như một biểu một lý, cho nên ngày xưa Vương Bật dùng Dịch giải Lão, dùng Lão giải Dịch một cách hết sức đắc lực. Nói đến Dịch và Lão không thể nào không nói đến công dụng của nó trong cái đạo dưỡng sinh mà Y đạo là căn bản. Bởi vậy ngày xưa người ta gọi Lão học là cái học của Hoàng Lão. Hoàng là Hoàng Đế Nội Kinh, sách căn bản của Y đạo Trung Hoa. Bởi vậy mới có câu: "Y đạo thông Tiên đạo", người xưa không một ai học Dịch, học Lão mà không học Y. Ngày nay có khác, người ta đã giao phần Y học cho một hạng người gọi là y sĩ chuyên chữa bệnh làm nghề. Ngày xưa Y đạo không phải là một nghề, mà thực sự nó là cái Đạo dưỡng sinh. Lời xưa có nói: "Vi nhơn tử giả, bất khả dĩ bất tri Y". Là người không thể không biết Đạo Y. Dịch là "thể" mà Lão và Y là "dụng". Cho nên bàn đến Đạo học mà bỏ qua đạo dưỡng sinh là thiếu sót."

“Như vậy, bước đầu tiên trên con đường tìm Đạo, là cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị, mọi vấn đề mà ta thụ lãnh một cách vô tâm thụ động từ mọi phía đưa lại... Phải hết sức hữu tâm trong từng mảnh mún hành vi tư tưởng của mình hằng ngày, đừng sống say chết ngủ trên mớ thành kiến của nghìn xưa đế lại dưới bất cứ hình thức nào, một cách vô tâm nữa. Có được vậy, may ra mói khám phá ra được cái đời sống máy móc không hồn của mình. Phải tập cho lòng luôn luôn bình thản, vô tư thanh tịnh, nghĩa là đừng để cho những vấn đề thị phi, vinh nhục điên đảo nữa.

Mỗi khi nghe thấy kẻ khác nói hoặc làm những điều trái tai gai mắt, đừng bao giờ tỏ bày ý kiến tán thành hay chống đối. Nhất là dù chẳng thốt ra bằng lời, dù thái độ bên ngoài của ta thản nhiên điềm đạm, trong thâm tâm cũng tuyệt đối không nên có một phản ứng gì cả. Phải đế cho lòng mình phẳng lặng như mặt nước hồ thu không gợn sóng. Ta phải xét thật kỹ đến chốn thâm sâu của cõi lòng, coi còn ẩn núp nơi đâu những khuynh hướng riêng tư chọn lựa, tùy bề ngoài thấy như thản nhiên mà bề trong vẫn còn máy động như những lượn sóng ngầm. Bỏ được cả sự ưa ghét của cái người của ta, bỏ cả thành kiến và dư luận chung quanh để nhìn tất cả với cặp mắt bình đẳng đại đồng của nhà Phật, với cặp mắt huyền đồng và tề vật của Lão Trang...”





8. Lão Tử Tinh Hoa >>


Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. 

"Điều trở ngại lớn nhất trên con đường giải thoát là cái sống giả dối, sống theo người mà không dám sống theo mình: phải có can đảm trở về với con người thật của mình, con người tự nhiên của mình, đừng có vì một lẽ gì che giấu sự thật. Nghĩa là bất cứ gặp trường hợp nào cũng đường ham khen, đừng sợ chê, đừng để dư luận chi phối đến đỗi không bao giờ dám sống thành thật với mình. Trong khi giao thiệp với đời, cần phải dứt tuyệt cái thói mang những mặt nạ của kẻ khác, của học thuyết này, học thuyết nọ, của giáo lý này, giáo lý kia...để mà đối xử với người. 

Lão tử đâu phải chỉ sống cho nước Trung Hoa và thời buổi của ông mà thôi, ông là một trong những bậc thầy thuần túy nhất và sâu sắc nhất của nhân loại. 

"Sách của Lão có thể đem lại cho con người của một sự giải thoát toàn diện. Nó giải thoát con người ra khỏi gông cùm của những ước lệ giả tạo của xã hội, của gia đình, những bảng giá trị tương đối và tạm thời của luân lý, tập quán...Về phương diện cá nhân, nó giải phóng con người ra khỏi những nhỏ nhen bẩn chật và ích kỷ của một tâm hồn tư tâm, tư dục..."




9. Trang Tử Nam Hoa Kinh >>


Cuốn sách nghiên cứu về triết học của Trang Tử, trình bày học thuyết và nêu những điểm chủ chốt cấu thành nên triết học Trang Tử.




10. Cái Cười Của Thánh Nhân >>

Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn.


Một cuốn sách không chỉ để mua vui mà còn khiến người đọc phải suy ngẫm.




11. Phật Học Tinh Hoa >>


Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là cuốn sách nói về lịch sử đạo Phật theo một sự tiến triển bao quát, có hệ thống, được trình bày khúc chiết, rõ ràng, giúp độc giả và các nhà nghiên cứu Phật học, các chư tăng, phật tử có dịp hiểu biết khái quát và tường tận về nguồn gốc ra đời, các thuyết lý chân phái của Tiểu Thừa, Đại Thừa. 

Trong đó tất cả giáo lý của nhà Phật đều tập trung vào sự giải thoát cứu rỗi con người đi tới Đại Hùng, Đại Lực, Đại Bi — tức là sự giải thoát loài người khỏi mọi nỗi đau của nhân thế.
Có những điểm trong triết thuyết Phật học về thuyết Nhân Quả, theo vòng biến thiên vô cùng, vô tận với sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa vật chất và tinh thần theo mối liên quan tương hổ, tác dụng qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

Người đọc cũng suy nghiệm được qua sách này những lý lẽ thấm đậm cho việc tu thân về phép dưỡng tâm -Tâm bình đẳng – tức sự hòa nhập giữa Ta – Người – Vật để xóa bỏ những bá lợi danh, dâm tà, dối trá, vọng ngữ để đi tới! Đại từ bi, Năng hỷ xả tức là biết thông cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì người khác mà biết quên mình, đem tình thương bao dung, chân chính cảm hóa con người, vượt qua cõi mê đi tới chí thiện.

Đồng thời tham khảo sách này ta cũng học được phép Tri và Hành của Phật học, phân biệt Giả, Chân, Thiện, Ác để biết lánh dữ, biết nhẫn nhục, nhịn nhường để tìm Thiện nghiệp mà lánh Ác đạo, đi tới Chân Như, Chí Thiện… không chỉ vì Phật đạo, mà còn cho cả chúng sinh, bá tánh.


Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông. Trải qua nhiều thế kỷ, với những biến động, thăng trầm, dù bị chia rẽ thành nhiều tông phái với nhiều lập trường giáo lý khác nhau nhưng Phật giáo vẫn giữ vững tinh thần chủ đạo của mình: từ bi, hỷ xả, khoan dung, đại lượng. Có lẽ vì thế mà Phật giáo luôn có chỗ đứng trong cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (kết hợp với tín ngưỡng dân gian, hoặc với Nho giáo và Đạo giáo.v.v). 

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Phật học không chỉ giới hạn trong phạm vi các trường Đại học, các hội đoàn chuyên môn, mà đã lan ra đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhiều cuốn sách về Phật học đã ra đời, với nhiều trình độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Phật giáo. Phật học tinh hoa của Thu Giang Nguyễn Duy Cần là một cuốn sách dành cho những người bước đầu tìm hiểu Phật giáo. Có thể coi đây là một cuốn sách đại cương triết học Phật giáo hoặc nhập môn Phật học đều được.




hoặc


hoặc


12. Dịch Học Tinh Hoa >>


"Không học dịch làm gì rõ được chỗ đầu mối của tạo hóa

Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật thông

Chưa từng thấy chưa thông dịch lại thông được cả cái lý của sự vật"




hoặc

































Tags:

Written by

But nevemind.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
@2015 | Designed by SuperDoctor