Face Diagnosis & Cybernetic Therapy

Share & Comment


Giới thiệu

Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa, và mỗi một nền văn hóa lại có một nền y học riêng để tự chẩn trị những bịnh tật nẩy sinh trong quốc gia mình. Riêng đối với nước Việt Nam của chúng ta, hiển nhiên chúng ta cũng có một nền y học, và nền y học đó xem ra cũng thật là “Độc Đáo”. “Ẩn Náu” trong những bài Ca Dao, Tục Ngữ và trong nền văn học của dân gian. Nền Y học “Độc Đáo” đó, cuối cùng đã được nhà nghiên cứu y học dân tộc Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Quốc Châu khám phá và “khai quật” trong một dịp “tình cờ đầy Chánh Niệm” vào năm 1980, và ông đã đặt tên cho môn VIỆT Y Học cổ, một tên gọi mới là: Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp.

Diện Chẩn là phương pháp được xây dựng trên nền tảng triết học Đông phương, thừa kế phần nào kiến thức về y học cổ truyền VN, hình thành một phương pháp mới phòng, chữa bệnh không dùng thuốc. Cơ sở tìm ra đồ hình và huyệt vị không theo hệ kinh lạc của Đông y hay hệ phản xạ thần kinh của Tây y, mà là thuyết phản chiếu và thuyết đồng ứng – 2 thuyết căn bản của phương pháp.

Độ dài video: ? giờ ? phút.
Các ngôn ngữ: Việt.



Nội dung bài học


Phần 1: Tất cả những gì bạn cần biết về Diện Chẩn

Ngày nay, nhìn chung thì những thành tựu khoa học kỹ thuật của toàn nhân loại dù ít dù nhiều cũng đã đem một bộ mặt khá “khang trang” cho đời sống xã hội ở các nước trên thế giới. Tất nhiên có hơn, kém nhất định giữa các nước giàu và nước nghèo, nhưng bằng bộ máy tổ chức theo hướng công nghiệp hóa, những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời sống người dân, như ăn ở, việc làm, đi lại, học hành, chữa bệnh.v.v.., đều được đáp ứng bằng những hệ thống phục vụ vận hành theo bài bản, thậm chí được lập trình hóa thật tỉ mỉ và đạt được hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, phía sau bộ mặt phồn vinh ấy, vẫn còn một số vấn đề chưa ổn, ít nhiều đã làm hạn chế sự an lạc trong cuộc sống của người dân các nước. Đó là những bóng mờ, những chỗ còn vênh của nền văn minh chúng ta, điển hình là trong lãnh vực y tế, chữa bệnh, săn sóc sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng xã hội.  

 1. Khiếm khuyết của ngành y tế hiện nay >>

Bằng mạng lưới hoạt động phổ biến trên thế giới và đi đầu trong việc khai thác những phát minh, sáng chế tiến bộ nhất của nền y học toàn cầu, Tây y hiện đang giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp săn sóc sức khỏe, phòng vả chữa bệnh cho người dân ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, về tổ chức phục vụ, vẫn còn một số tồn tại, như:

- Khi bị bệnh thì người bệnh lệ thuộc rất chặt vào bác sĩ, vào cơ sở khám/chữa bệnh (bệnh viện, trạm xá, phòng khám). Con đường đi đến với bệnh viện, với bác sĩ cũng không phải lúc nào cũng trơn tru, thoải mái. Ở mỗi nước, hoạt động công ích y tế dù đã được xã hội hóa đến mức nào (người bệnh được phục vụ miễn phí một phần, hay tự lo trả hết tiền khám/chữa bệnh, hoặc được quĩ bảo trợ xã hội đảm nhận phần lớn như tại Bắc Mỹ và châu Âu, vốn gồm các nước có nền y tế tiên tiến) thì người bệnh vẫn lệ thuộc vào một lô những thủ tục, qui định – đôi khi cứng nhắc và phức tạp một cách không cần thiết -  của ngành y tế, như: phân cấp tuyến điều trị, thuốc men (đặc trị hay thông thường) được kê toa cũng hạn chế tùy theo thành phần bệnh nhân khác nhau, những rạch ròi của chế độ bảo hiểm y tế (như ở Việt Nam) hay của chế độ bảo trợ săn sóc sức khỏe (healthcare, như ở các nước phương Tây), tiền tạm ứng phải đóng (khá nặng) ngay khi nhập viện .v.v… Chưa kể là khi bệnh, không phải lúc nào người bệnh cũng có thể được vào nay để được khám/chữa mà phải chịu xếp vào lịch hẹn trước.

- Bệnh được xem là nặng hay nhẹ, khó chữa hay dễ chữa, chứng bệnh nào được chọn chữa trước.v.v…, đều tùy thuộc vào quyết định của các y, bác sĩ. Ông bà ta thường nói “phước chủ may thầy” nhưng ở đây, phải nói rằng sự may rủi, có phước phần mà mau chóng lành bệnh hay không là nghiêng hẳn về phía người bệnh chứ không phải thầy thuốc. Lý do là, do tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện, khoảng thời gian khám bệnh của bác sĩ dành cho mỗi người bệnh thường rất ít ỏi (có khi chưa tới 5 phút). Như thế, dù có nhiều kinh nghiệm trong nghề, dù nổi tiếng “mát tay” thì một bác sĩ giỏi cũng bị hạn chế khả năng chữa trị, đồng thời do quá ít thì giờ tiếp xúc với người bệnh, các bác sĩ thường bỏ qua việc tìm hiểu khía cạnh tâm lý, tình cảm của người bệnh, vốn rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chữa trị. Bệnh nhân, thay vì cần được lắng nghe và quan tâm sâu sát, tế nhị, thì chỉ còn là con số lạnh lùng trong các bản báo cáo thực hiện các chỉ tiêu khám bệnh, chỉ tiêu giường bệnh, quyết toán bảo hiểm y tế…    
Thêm vào đó, văn hóa ứng xử tại bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều chưa ổn. Trong mối quan hệ giữa thầy thuốc, y tá với người bệnh thì bên cạnh nhưng tấm gương sáng về y đức, về lòng tận tụy, hy sinh đối với người bệnh…, đây đó vẫn có tình trạng dửng dưng, vô cảm, hách dịch.

- Cách chữa trị có phần máy móc, chữa nội khoa (uống thuốc) không hiệu quả thì giải phẫu và nạn cắt bỏ nhầm cơ quan, bộ phận cơ thể thỉnh thoảng vẫn xảy ra, hay lỡ cắt bỏ rồi mà không trúng bệnh. Chính trong bước chữa trị bằng thuốc men, người bệnh cũng phải thường xuyên cảnh giác về phản ứng phụ (cỏn gọi là phản ứng không mong muốn) của thuốc, nạn thuốc giả, thuốc nhái hay bị kê toa tràn lan những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng… vô thưởng vô phạt.

- Do ngán sợ các tình trạng nêu trên ở bệnh viện, cộng với tình trạng chi phí thuốc men, xét nghiệm, tiền phòng… thường rất tốn hao, khi đã ngã bệnh tại nhà, nhiều người bệnh cùng gia đình họ thường chần chừ, cứ “để bệnh vài bữa, coi sao đã!”. Trong thời gian nán chờ này, gia đình người bệnh do thương yêu, lo lắng, muốn ra tay chăm sóc cho người thân của mình với hy vọng bệnh bớt được phần nào hay phần ấy, cũng không biết cách chữa trị ra sao. Để rồi khi bệnh trở nặng mới chở đến bệnh viện thì nhiều trường hợp đã quá trễ! Thảm cảnh này hay xảy đến với những người bệnh nghèo - cũng là số đông - hoặc không khá giã. Còn số người giàu có, không thích chữa bệnh tại bệnh viện xô bồ, họ tìm đến các phòng mạch riêng của các bác sĩ, các phòng khám dịch vụ, phòng khám ngoài giờ “phục vụ theo yêu cầu” hay các trung tâm chữa trị đặc biệt kết hợp Đông –Tây y hoặc các liệu pháp tập luyện, nghỉ dưỡng… hỗ trợ khác. Chữa bệnh kiểu này thì thoải mái hơn nhưng người bệnh phải chịu chi phí rất cao và về hiệu quả thì nhiều khi không đảm bảo như đã được quảng cáo.

2. Diện Chẩn là gì? >>

Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY).  Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu. 

Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện Chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy”. Tuy nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng: Multi-reflexology (Phản xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là “Dien Chan”.

Trong lĩnh vực phản xạ thần kinh, trước kia thế giới có Xoa bóp bàn chân (Food Massage) và Nhĩ châm (Auricular Acupuncture), thì nay có thêm Su Jok (Châm cứu trên tay và chân) của người Hàn Quốc và Diện Chẩn (với cái tên ban đầu là Diện châm – châm cứu trên mặt) của người Việt Nam. Diện Chẩn được biết đến với cái tên Phản xạ học đa hệ vì nó có các đồ hình phản chiếu thần kinh đa hệ của nội tạng và ngoại vi: trên mặt, trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, bụng, và cả trên tai nữa.

Về mặt hình thức, ta có thể so sánh Diện Chẩn với Châm cứu như sau: Châm cứu là dùng kim để châm vào các huyệt đạo của hệ kinh lạc và dùng ngải cứu để hơ nóng, còn Diện Chẩn dùng que dò để day ấn vào các sinh huyệt là các điểm nhạy cảm trên da nằm trong các vùng phản xạ thần kinh rồi cũng dùng ngải cứu để hơ nóng.

Ngoài day và cứu các sinh huyệt, Diện Chẩn còn dùng các dụng cụ có hình dạng và kích thước khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng theo đồ hình phản chiếu hoặc đồ hình đồng ứng. Các tác động của Diện Chẩn theo đồ hình và sinh huyệt này sẽ tạo ra các cảm giác đau, tức, buốt, tê, rát, nóng khác nhau, giúp kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể.

Cơ thể của chúng ta là một bộ máy rất kỳ diệu, nó có các cơ chế tự động giúp chúng ta thích nghi với môi trường và hóa giải các tác nhân gây bệnh. Diện Chẩn là một phương pháp có khả năng giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch, giúp khai thông các tắc nghẽn và thúc đẩy các tiến trình cân bằng, giúp ta có được một trạng thái nhẹ nhõm và dễ chịu. Chính vì thế, Diện Chẩn có thể hỗ trợ cho việc điều trị các loại bệnh tật, từ giảm đau nhức bên ngoài đến phục hồi chức năng bên trong.

Đặc biệt, Diện Chẩn mang trong nó dấu ấn của chữa mẹo, một số nét văn hóa dân gian của Việt Nam, và đặc biệt là ngôn ngữ Việt, vì ta có thể tác động vào bộ phận mà khi đọc lên có âm (bằng tiếng Việt) giống với cơ quan bị bệnh để hỗ trợ điều trị, chẳng hạn: lăn hơ dái tai giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ở bộ phận sinh dục nam; lăn hơ sống mũi, sống tai, sống tay, sống chân giúp làm giảm đau ở sống lưng; ấn vào đầu ngón tay, đầu ngón chân, xoa đầu gối giúp làm giảm đau nhức ở đầu, …


Diện Chẩn là một phương pháp ít tốn kém và gần như không có tác dụng phụ, nên mọi người có thể dùng nó để tự phòng và chữa bệnh trong gia đình, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc men, bác sĩ và bệnh viện. Phương pháp này vừa dễ học, dễ làm, vừa có hiệu quả cao, nên nó được mọi người tin dùng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Có thể định nghĩa Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người  trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sức khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.

Qua nghiên cứu cho thấy khuôn mặt được xem như là điểm thông  tin và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của cơ thể, dựa trên sự phản chiếu và đồng ứng với các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể. Mỗi điểm phản xạ trên khuôn mặt sẽ phản ảnh một cơ quan tương ứng. Từ cơ sở này, ta có thể tác động lên các huyệt đạo trên khuôn mặt để tạo sự biến chuyển trên các cơ quan đó.

Hiện nay, Diện Chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và  đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng. 

3.Tại sao gọi là Diện Chẩn Điều Khiển Liệu pháp? >>

Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.

 Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc ( TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể , tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh. 

4. Lịch sử phương pháp Diện Chẩn >>

Trong lịch sử Y học Thế giới đã có một số phương pháp tương tự với Diện Chẩn nếu xét qua về mặt hình thức vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) – trong khi FACY dựa trên nguyên tắc phản chiếu (Reflection) là một hình thức tương tự phóng chiếu nhưng đa chiều (Multi-direction) trong khi phóng chiếu chỉ có một chiều trên một mặt phẳng duy nhất. Phản chiếu có thể gọi là phản xạ nhiều chiều và đa hệ (multisystem). Do đó nó cũng khác phản xạ cổ điển là phản xạ đơn hệ.

Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Médecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1980) phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonasale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, thủ châm (Manopuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc nhũng điểm tương ứng với các bộ phận của cơ thể, dùng để chuẩn đoán hay trị bệnh.

5. Diện chẩn là phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng lập >>

Trong khi đó, Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp ( DC – ĐKLP -Réflexologie faciale) là một phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu tìm tòi và xây dựng nên cách đây 13 năm (từ đầu năm 1980 tại Thành Phố Hồ Chí Minh). với xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.

Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu  đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều dịp quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân  cũng như có điều kiện để châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời đề xác minh cho các giả thuyết của mình về sau này. Qua đó tác giả  phát hiện ra những dầu mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt là  tác giả đã nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẶT theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).

Có thể nói Diện Chẩn là phương pháp xây dựng theo một hướng đã định trước dựa trên một phương pháp luận đã có ngay từ bước đầu. Thật vậy, những nguyên tắc tìm ra huyệt hay Đồ hình một cách chính xác và mau chóng đã được tác giả khám phá và xây dựng từ những câu nói đơn giản của cổ nhân, chủ yếu trong lãnh vực Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học Đông phương và Việt Nam.

Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỰ (Correspondance en même forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dễ dàng và nhanh chóng.

Việc xác nhận giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG là đúng, xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 03 năm 1980 trên bệnh nhân nghiện ma túy tên là Trần Văn Sáu tại trường Fatima, Bình Triệu. Như các trường hợp nghiện ma túy khác, bệnh nhân rất đau ở cột sống thắt lưng khi lên cơn nghiện ma túy. Thế mà chỉ sau hơn một phút kể từ khi tác giả châm một mũi kim vào đầu mũi (tương ứng với thắt lưng đang bị đau của bệnh nhân theo quy tắc CHÂM VÀO BẤT THỐNG ĐIỂM (điểm không đau) thì một sự kỳ diệu xảy ra là bệnh nhân giảm đau cột sống thắt lưng một cách rõ nét đến mức giảm đau nhiều hơn là châm vào điểm đốt sống thắt lưng ở đối vành tai theo Nhĩ châm (cũng châm vào điểm không đau) cũng để trị cơn đau cột sống thắt lưng của anh ta. Ngoài ra, còn có hiện tượng đặc biệt là có một đường dẫn truyền như kiến bò chạy từ nơi châm vòng qua đầu đến nơi đang đau ở cột sống thắt lưng ngay sau khi châm, nghĩa là điều này đã chứng minh được giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG) là chính xác.

Từ những Đồ hình phản chiếu ở trên Mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ hình phản chiếu trên DA ĐẦU được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu CÁC BỘ PHẬN Ở TOÀN THÂN (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên LOA TAI với nhiều Đồ hình khác nhau (tất nhiên là khác với Đồ hình Bào thai lộn ngược của BS Nogier) đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết ĐỒNG ỨNG. Trong phương pháp FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết PHẢN CHIẾU, ĐỐI XỨNG, GIAO THOA, BẤT THỐNG ĐIỂM, TAM GIÁC, NƯỚC CHẢY VỀ CHỖ TRŨNG … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học.

6. Diện chẩn là phương pháp được bổ sung từ nhiều ngành khoa học >>

Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây. Vì rõ ràng từ xuất phát điểm cho đến việc tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết không đi theo chiều dọc thẳng từ Y học xuống mà lại đi theo chiều ngang từ các ngành Khoa Học Nhân Văn như Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Tướng học … Sau đó được bổ sung bằng các chất liệu khác như điều khiển học, Hình học, Trường sinh học, Vật lý học v.v…

7. Diện chẩn là phương pháp tổng hợp từ nhiều ngày khoa học >>


 Tóm lại, DIỆN CHẨN (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …) có thể nói là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính TỔNG HỢP, CHIẾT TRUNG VÀ SÁNG TẠO NHUẦN NHUYỄN. Chúng tôi gọi nó là Y ĐẠO (I’TAO) hay là Y HỌC - VĂN HÓA - TRIẾT HỌC vì nó không dừng ở chỗ Y-thuật hay Y-đức, mà cái nó nhắm tới là không chỉ đem lại SỨC KHỎE CHO THÂN THỂ VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI MÀ CÒN GIÚP MỞ MANG TÂM TRÍ (MINH TRIẾT HƠN) RỒI THÔNG QUA VIỆC CHỮA BỆNH CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI MÀ DẦN DẦN ĐẠT LÝ CỦA TRỜI ĐẤT VÌ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ LÀ MỘT (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) CHO NÊN THẤU HIỂU MÌNH TẤT SẼ HIỂU CÁI LÝ CỦA TRỜI ĐẤT. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau (vì theo NHẤT NGUYÊN LUẬN, TẤT CẢ LÀ MỘT), đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa thế giới. Còn xét về mặt hình thức thì nó là tổng hợp của Phản xạ học, châm cứu và Xoa bóp. Tuy nhiên, có lẽ nó gần gũi với Phản xạ học nhiều hơn, nhưng là một Phản xạ học mới : PHẢN XẠ ĐA HỆ (nếu có thể gọi được như vậy để phân biệt với Phản xạ học cổ điển hay là PHẢN XẠ ĐƠN HỆ) hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Réflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì KHÔNG DÙNG THUỐC CŨNG KHÔNG DÙNG KIM CHÂM MÀ CHỈ DÙNG MÀ CHỈ DÙNG TAY HAY DỤNG CỤ (như : cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một hình thức của Y TẾ CỘNG ĐỒNG (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu. 

8. Diện Chẩn, một phương pháp chữa trị giản dị mà hiệu quả >>

Dù chỉ mới góp mặt vào nền y học thế giới được 30 năm nhưng Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả rất có ý nghĩa và đang được nhiều người học tập cùng thực hành ở nhiều quốc gia. Là một liệu pháp hỗ trợ, Diện Chẩn đạt được hiệu quả chữa trị là nhờ các ưu thế sau đây:

- Giản dị do bệnh nhân tự chữa trị cho chính mình , tức “bệnh nhân chính là thầy thuốc”, có thể tự chữa đồng thời chữa cho người thân trong nhà cùng mọi người xung quanh. Phần lý thuyết căn bản của liệu pháp này lại dễ học và dễ thực hành. Điển hình là chỉ cần vài phút ấn, day (với một cây dò huyệt) hay dán cao, tác động lên các sinh huyệt hay bộ huyệt theo phác đồ, Diện Chẩn đã có thể chữa được nhiều bệnh thông thường như cảm mạo, đau lưng, đau bụng, ho dai dẳng.v.v…

- An toàn và đạt hiệu quả cao, nhất là đối với các bệnh thông thường, giải quyết ngay những bệnh nhẹ, đồng thời do có thể được vận dụng thật sớm, ngay tại nhà người bệnh nên có thể ngặn chận ngay từ đầu các bệnh nặng.

- Cách chẩn đoán bệnh, chữa bệnh tinh tế, linh hoạt, thuận theo tự nhiên.  Nguyên tắc “tùy biến” của Diện Chẩn cho phép người dùng phương pháp này có thể linh động dùng lần lượt qua các phác đồ chữa trị khác nhau, cho đến cách chữa thích hợp nhất, đem lại hiệu quả đối với chứng bệnh và người bệnh. Hơn nữa, không khí  chữa trị bằng Diện Chẩn thật ấm áp tình người do mối quan hệ gần gũi giữa bệnh nhân – thầy thuốc được thiết lập một cách tế nhị, phần tâm lý – tình cảm của người bệnh được đặc biệt chú trọng.

- Do không dùng thuốc nên rất có lợi về mặt kinh tế, phù hợp với đại đa số người bệnh vốn là người nghèo, có thu nhập thấp, nhất là ở nước nghèo.

9. Diện Chẩn, một phương pháp phục hồi các giá trị nhân bản >>

Xưa nay, ở bình diện vĩ mô của hoạt động y học – y tế toàn cầu thì chận đứng một trận đại dịch, bào chế một phương thuốc đặc trị mới mẻ, phát minh một thiết bị chẩn đoán hiện đại .v.v… vốn là sở trường của Tây y, nhưngở bình diện vi mô, tức ngay tại nhà của người bệnh hay khu xóm nhỏ bé mà họ cư ngụ, phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp đã có những đóng góp không nhỏ một khi đã đem lại hiệu quả chữa trị rất thực tế.

Ngày nay, chúng ta đều biết rằng bởi kiểu sống thực dụng cùng nhịp sống hối hả của xã hội công nghiệp (còn gọi là xã hội tiêu thụ), tiện nghi sinh hoạt để con người hưởng thụ có vẻ dồi dào, phong phú hơn xưa nhưng trái lại, mối quan hệ giữa người và người đang bị mai một, lạnh nhạt dần đi, điển hình như tình trạng  chưa hoàn chỉnh của việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đã nêu ở phần trên. Vậy nên một khi Diện Chẩn bằng ưu thế giản dị mà hữu hiệu của mình,  đã tạo điều kiện cho người bệnh được chính những người thân trong gia đình chữa bệnh cho ngay khi vừa nhuốm bệnh, thì đây là những cơ hội thật tốt đẹp để người ta chăm sóc, lo lắng cho nhau, đồng thời qua đó biểu lộ được sự quan tâm, lòng yêu thương và trách nhiệm trong mối quan hệ người và người, từ ngay trong gia đình ra đến cộng đồng xung quanh ta. Những gia đình có được tình yêu thương lẫn nhau nhờ có Diện Chẩn sẽ là hạt nhân làm nẩy nở, kết nối những gia đình khác và qua thời gian sẽ giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn nhờ trước đó, từng nhân tố của xã hội đã trở nên tốt đẹp rồi.

Ngay khi theo học và bắt đầu thực hành phương pháp Diện Chẩn, mọi học viên – không biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, trí thức hay lao động chân tay… -  đều đã thu nhận được cho mình thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Nhiều học viên đã bộc lộ rằng qua học và hành Diện Chẩn, phải nói là cuộc sống của mình thay đổi hoàn toàn, một khi họ đã có được nào là sức khỏe tốt hơn, nào là sự hãnh diện khi chữa bệnh, giúp ích cho người khác rồi người bệnh biết ơn mà quí mến mình, nào là có thêm bạn bè, mở rộng quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.v.v…


Nói tóm lại, khi đem lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu chữa bệnh tại mỗi gia đỉnh củng như tạo nên không khí ấm áp tình người ở những cộng đồng dân cư lớn hơn trong xã hội, thì qua những thành quả còn khiêm tốn nhưng rất có ý nghĩa như thế, Diện Chẩn đã tự thể hiện như một giải pháp góp phần phục hồi tính nhân bản, giá trị nhân văn phải có trong mối quan hệ người với người, vốn đang trở nên hời hợt, ghẻ lạnh trong đời sống công nghiệp hóa ngày nay trên thế giới.



Phần 2: Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu


1. Bài giảng Diện Chẩn của GS.TSKH Bùi Quốc Châu >>

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 1

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 2

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 3

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 4

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 5

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 6

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 7

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 8

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 9

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 10

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 12

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 13

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 15

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 16

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 17

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 18

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 19

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 20

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 21

Diện Chẩn cấp III - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - 09 Video Diện Chẩn sơ cấp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - 14 Video
( Youtube - Bồ Đề Tâm)

Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu

Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - CD01
Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - CD02
Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - CD03
Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - CD04
Vị trí các huyệt Diện Chẩn trên mặt - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - CD05 
(Youtube - Bồ Đề Tâm)

Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC GS.TSKH Bùi Quốc Châu 

Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD02 Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD01
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD03
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD04
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD05
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD06
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD07
Diện Chẩn mỗi ngày phát trên kênh truyền hình VBC - CD08
(Youtube - Jay Lee)

Điều trị một số bệnh bằng Diện Chẩn GS.TSKH Bùi Quốc Châu

Điều trị một số bệnh bằng Diện Chẩn Bùi Quốc Châu - 30 video
(Youtube -VietYDao DeanTrinh)

Diện Chẩn trên truyền hình - VTV, SCTV

Giới thiệu Diện Chẩn trên kênh truyền hình SCTV6 Phóng sự về Diện Chẩn phát trên kênh truyền hình VTV

2. Diện Chẩn và Bấm Huyệt - Lương y Lý Phước Lộc >>

(youtube - Loan Nguyen)
Diện Chẩn và Bấm Huyệt - Lý Phước Lộc - 65 Video

3. Tự chữa bệnh - Trần Dũng Thắng >>

Các bài báo về cách chữa bệnh bằng Diện Chẩn của tác giả Trần Dũng Thắng đã đăng trên các báo Thế giới mới, Phụ nữ và Thể thao...

Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu - CD01
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu - CD02
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu - CD03
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu - CD04
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu - CD05
(Youtube - bufflegris)
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp chữa Cận thị - Lương y Trần Dũng Thắng
(youtube - nhan nguyen duc)

4. Diện Chẩn - Lương y Huỳnh Văn Phích >>

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu -2013 - Huỳnh Văn Phích - Video02Diện Chẩn Bùi Quốc Châu - Huỳnh Văn Phích - 2011 - 05 video
Diện Chẩn Bùi Quốc Châu -2013 - Huỳnh Văn Phích - Video03
Diện Chẩn Bùi Quốc Châu -2013 - Huỳnh Văn Phích - Video04
Diện Chẩn Bùi Quốc Châu -2013 - Huỳnh Văn Phích - Video05
(Youtube - Đức Minh)
 



5. Giáo án Kỹ thuật chẩn bị bệnh bằng Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp kết hợp Đông Tây y - Lương y Tạ Minh >>


Giáo án -01- Lời tri ân
Giáo án -02- Vài lời tâm sự
Giáo án -03- Cách sử dụng tài liệu
Giáo án -04- Diện chẩn điều khiển liệu pháp yếu quyết
Giáo án -05- Một số khái niệm thường gặp
Giáo án -06- Nguyên tắc chẩn đoán
Giáo án -07- Chẩn đoán âm dương hàn nhiệt hư thực
Giáo án -08- Chẩn đoán nhanh hàn - nhiệt
Giáo án -09- Chẩn đoán về huyết và khí
Giáo án -10- Chẩn đoán đàm thấp thủy
Giáo án -11- Chu kỳ 12 kinh khí
Giáo án -12- Chu kỳ lục khí
Giáo án -13- Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện Chẩn
Giáo án -14- Nguyên tắc chung chẩn trị chứng đau nhức
Giáo án -15- Nguyên tắc điều trị
Giáo án -16- Làm sao để đạt tứ đắc
Giáo án -17- Hưỡng dẫn kiêng cử
Giáo án -18- Phục hồi chính khí
Giáo án -19- Bộ Thăng
Giáo án -20- Bộ Giáng
Giáo án -21- Bổ Trung
Giáo án -22- Bộ Thiếu Dương
Giáo án -23- Bộ Điều Hòa
Giáo án -24- Bộ Tiêu Viêm
Giáo án -25- Bộ Tiêu Viêm Giải Độc
Giáo án -26- Tiêu Viêm Khử Ứ
Giáo án -27- Bộ Bổ Âm Huyết
Giáo án -28- Trừ Đàm Thấp Thủy
Giáo án -29- Ôn Lý Giải Biểu
Giáo án -30- Các Bệnh Thường Gặp
Giáo án -31- Bệnh hệ hô hấp
Giáo án -32- Bệnh hệ niệu và sinh dục
Giáo án -33- Bệnh hệ tiêu hóa
Giáo án -34- Bệnh hệ thần kinh
Giáo án -35- Bệnh hệ tim mạch
Giáo án -36- Bệnh hệ vận động
Giáo án -37- Bệnh về mắt
Giáo án -38- Bệnh linh tinh
Giáo án -39- Huyệt mốc đồ hình - Giáo án

Các bài viết về Diện Chẩn của Tác giả Lương Y Tạ Minh đã đăng trên blog taminhdc.blogspot.com
Cách day huyệt và cào trong điều trị di chứng liệt
Điếu ngải cứu - Năng lực và tác hại
Kinh nghiệm dùng phác đồ phản chiếu hệ bạch huyết
Sử dụng máy massage
Tự cầm máu ngay tại chỗ
Chẩn bệnh bằng máy đo huyết áp
Hãy đo huyết áp hai tay và giải quyết ngay khi có chênh lệch
Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện Chẩn
Thái hóa đốt sống cổ
Viêm khớp dạng thấp
Cảm cúm
Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa các chứng bệnh do lạnh
Phòng trị bệnh mùa nóng bằng Diện chẩn Điều Khiển liệu pháp (DC-DKLP)
Sốt siêu vi và diện chẩn
Mù do tăng nhãn áp
Giảm đau tổng quát
Chữa đau mắt đỏ bằng Diện Chẩn
Một kinh nghiệm chữa di chứng viêm màng não
Trị đau bụng tiêu chảy bằng Diện Chẩn
Một kinh nghiệm dùng bộ thiếu dương
Quẹt quẹt mấy cái mà hơn châm kim, hơ ngải
Chữa viêm xoang bằng Diện Chẩn



6. Sách Diện Chẩn của nhóm AZ-CA >>


7. Tài liệu Diện Chẩn >>


Đồ hình Diện Chẩn

Huyệt mốc và các bộ huyệt điều chỉnh tổng trạng

Phác đồ chữa bệnh
  • Viêm xoang Ấn bộ thăng + phản chiếu mũi: 106, 107, 108, 195, 138 / phản chiếu hàm: 188, 196, 3, 13, 96. 
  • Viêm họng Ấn bộ tiêu u bướu + phản chiếu họng: 26, 312, 109, 8, 61, 74, 64, 195, 16, 14, 275. 
  • Viêm đại tràng Ấn tiêu u bướu + phản chiếu đại tràng: 19, 64, 38, 222, 28, 96, 222, 104, 87, 97, 561, 98, 342, 302, 303. 
  • Đau thần kinh hai bên sườn. Ấn bộ ổn định thần kinh + phản chiếu hai bên sườn: 184, 21, 290, 45, 132, 133, 60, 28, 555, 265. 
Phác đồ hỗ trợ
Bộ vị - huyệt phản chiếu

















Tags:

Written by

But nevemind.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
@2015 | Designed by SuperDoctor